Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
7
Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP,
sửa Nghị định 58/2012/NĐ-CP, mở room cho nhà
đầu tư nước ngoài...
Để đẩy nhanh tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN,
trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi,
nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách
liên quan tới cổ phần hóa; Tiếp tục phải rà soát lại,
phân loại lại DN, đồng thời, tăng cường kiểm tra,
giám sát cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, đảm bảo
tiến độ và hiệu quả...
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực
thuế, hải quan
Liên quan đến các câu hỏi về vấn đề cải cách thủ
tục hành chính lĩnh vực thuế, hải quan, Bộ trưởng
Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định, năm
2015, Việt Nam sẽ đạt cải cách thủ tục hành chính
trong một số lĩnh vực bằng với mức ASEAN 6. Theo
Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
năm 2016 Việt Nam sẽ đạt mức tương đương với các
nước ASEAN 4.
Bộ Tài chính đã tập trung tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về
Chính phủ điện tử; Ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, hải
quan... Tính đến 26/10/2015, 98% số doanh nghiệp
thuộc diện quản lý thuế đã thực hiện khai thuế qua
mạng internet và 90,05% doanh nghiệp đăng ký nộp
thuế điện tử. Trong lĩnh vực Hải quan, Bộ Tài chính
đã đề nghị các bộ, ngành rà soát và bước đầu thực
hiện đơn giản hóa một số hồ sơ khai điện tử trên
Cổng thông tin một cửa quốc gia…
Trong thời gian tới, công tác cải cách thủ tục
hành chính thuế, hải quan tiếp tục được triển khai
tích cực. Bộ Tài chính sẽ thực hiện rà soát giảm tối
thiểu 10% số thủ tục hành chính thuế, đơn giản hóa
tối thiểu 20% số thủ tục hành chính thuế; sửa đổi,
bổ sung 100% quy trình liên quan đến kê khai, nộp
thuế của người nộp thuế…
Tài chính cũng được các đại biểu Quốc hội quan
tâm là vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN.
Trước các ý kiến nhận định quá trình cổ phần hóa,
thoái vốn tuy đã đạt kết quả khích lệ nhưng còn
chậm so yêu cầu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã làm
rõ nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục.
Theo đó, với quy định phân công của Chính phủ
tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và Quyết định
số 929/QĐ-TTg thì Bộ Tài chính chịu trách nhiệm
trên 3 nội dung để triển khai tái cơ cấu DNNN: (i)
Xây dựng trình Quốc hội, trình Chính phủ các văn
bản pháp luật liên quan đến quản lý DNNN, liên
quan đến cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN; (ii) Kịp
thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cùng với các
bộ, ngành, địa phương để đẩy lộ trình tái cơ cấu
DNNN; (iii) Tổng hợp báo cáo với Chính phủ, báo
cáo với Quốc hội theo định kỳ.
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ này,
có thể thấy đến nay ngành Tài chính cơ bản đã
đồng bộ cơ chế chính sách quản lý DNNN và tái
cơ cấu DNNN. Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN đã
được ban hành; Về quản lý tài chính và giám sát
DN, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ
ban hành 4 nghị định; Về cổ phần hóa DNNN,
Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban
hành 4 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng;
Về thoái vốn, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Thủ
tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định... Đến
nay, các vấn đề vướng mắc trong thời gian vừa
qua để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa cơ bản đã
được tháo gỡ về chính sách.
Về thực hiện cổ phần hóa, kế hoạch năm 2011-
2015 dự kiến cổ phần hóa là 538 DN, riêng giai
đoạn năm 2014-2016 là 432 DN. Từ năm 2011 đến
10/11/2015, đã thực hiện cổ phần hóa được 408 - 538
DN, đạt 76% kế hoạch của cả giai đoạn. Dự kiến hết
năm 2015, số DN cổ phần hóa đạt khoảng 90% kế
hoạch của cả giai đoạn 2011 - 2015.
Giá trị phần vốn cổ phần hóa, đã bán phần vốn
nhà nước của giai đoạn 2011 - 2015 là 27 ngàn tỷ.
Tính từ năm 2011 tới nay mới bán được 5% vốn
nhà nước tại DN và số vốn còn lại khoảng 1,3 triệu
tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề thoái vốn phải làm từng
bước và làm chắc chắn. Đặc biệt là trong tình hình
hiện nay khi thị trường tài chính chưa phát triển,
thì việc thoái vốn phải có trật tự đảm bảo nguyên
tắc đạt hiệu quả cao nhất, bởi nếu bán không cẩn
thận sẽ làm thất thoát tiền của Nhà nước. Do đó,
Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành tháo
gỡ khó khăn, đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy
thị trường chứng khoán như việc kiến nghị với
“Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính đáp
ứng được sự mong đợi, vì nhìn thẳng vào sự
thật là thời gian vừa qua tình hình ngân sách
rất căng thẳng, rồi bội chi rất cao, nợ công tăng
nhanh. Nhưng vấn đề là vẫn nằm trong tầm
kiểm soát và đưa ra những con số hết sức cụ
thể, đưa ra những lộ trình và những giải pháp”
- Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...66
Powered by FlippingBook