Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 3

5
việc tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) và hệ thống ngân hàng thương mại, đồng
thời thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quốc
tế ngày càng sâu rộng cũng làm giảm thu NSNN. Tỷ
lệ tăng thu bình quân của nước ta giai đoạn 2006-
2010 là 20,8%, nhưng ở giai đoạn 2011-2015 chỉ có
9,5%/năm. Trong khi đó, nhu cầu chi NSNN tăng
mạnh, vẫn đảm bảo giữ mục tiêu, đặc biệt là an sinh
xã hội và tiền lương theo lộ trình. Riêng về chi an
sinh xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015 chi tăng 18%/
năm. Tốc độ tăng chi 18%/năm trong điều kiện tăng
thu chỉ có 9,5%. Điều đó dẫn đến bội chi cao, cũng là
một trong nguyên nhân tăng nợ công cao.
Thứ ba,
bổ sung kế hoạch phát hành trái phiếu
chính phủ. Ban đầu kế hoạch phát hành là 225 nghìn
tỷ, sau đó quyết định bổ sung thêm 170 nghìn tỷ.
Như vậy, giai đoạn 2011 – 2016 có tổng cộng 395
nghìn tỷ trái phiếu chính phủ, gấp 3 lần của giai
đoạn 2006 - 2010, gây áp lực lớn lên nợ công.
Thứ tư,
biến động về tỷ giá cũng phần nào tác
động đến tăng nợ công.
Thứ năm,
trong quá trình nợ công tăng nhưng đã
cơ cấu lại được một bước nợ công. Vay trong nước
từ 39% trong tổng số nợ công của năm 2001 đã lên
57,1% năm 2015. Vay nước ngoài đã giảm đi, chỉ còn
hơn 42%. Tuy vậy, trong tình hình xử lý vừa qua
có những thời điểm rất khó khăn trong vấn đề huy
động vốn để đù bắp bội chi và trái phiếu chính phủ.
Giai đoạn 2011 - 2013 vay khoảng 64 nghìn tỷ, lãi
suất bình quân 10,5%/năm. Điều này đặt ra yêu cầu
phải nhanh chóng tái cơ cấu lại những khoản nợ
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát
Nợ công là một trong những vấn đề được các
đại biểu Quốc hội quan tâm nhất tại kỳ họp lần này.
Trước các câu hỏi về việc nợ công tăng cao, có ý
kiến cho rằng đã bằng và vượt trần, Bộ trưởng Tài
chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo yêu cầu tới
năm 2020 và tầm nhìn tới 2030 thì nợ công của Việt
Nam không quá 65% GDP, trong đó, nợ Chính phủ
không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia
không quá 50%. Nhìn lại 5 năm qua, năm 2011 nợ
công của Việt Nam là 50%, 2012 là 50,8%, 2013 là
54,5%, 2014 là 59,6% và dự kiến năm 2015 là 61,3%.
Đối chiếu 6 chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công
(nợ công/GDP; nợ Chính phủ/GDP; nợ nước ngoài/
GDP; bù đắp bội chi; trái phiếu chính phủ và nghĩa
vụ nợ Chính phủ trực tiếp so với thu ngân sách), thì
đã có 5 chỉ tiêu đạt yêu cầu và chỉ có 1 chỉ tiêu không
đạt đó là bù đắp bội chi của NSNN. Có 5 nguyên
nhân làm cho nợ công tăng cao:
Thứ nhất,
thời gian qua do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế nước ta
tăng trưởng chậm lại, chúng ta đã điều chỉnh chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 7%/năm
nhưng thực tế cả giai đoạn thực hiện được đến năm
2015 khoảng 5,8% trong khi đó, các chỉ tiêu khác
không được điều chỉnh.
Thứ hai,
do tăng trưởng kinh tế trong nước và giá
dầu thô trên thế giới biến động mạnh theo hướng
giảm, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định thực hiện
các biện pháp miễn giảm, giãn thu cho sản xuất
kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu. Bên cạnh đó,
ĐẢMBẢO ANTOÀN, LÀNHMẠNHVÀMINHBẠCH
NỀNTÀI CHÍNHQUỐC GIA
ThS. ĐINH THỊ HẢI PHONG
(Học viện Tài chính)
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vào ngày
17/11/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời các câu hỏi của các Đại biểu
Quốc hội một cách đầy đủ với các số liệu rõ ràng, nhìn thẳng vào các vấn đề còn tồn tại, chỉ rõ
các nguyên nhân, camkết giải quyết những vấn đềmà đại biểu Quốc hội nêu ra. Đặc biệt Bộ
trưởng đã phân tích sâu về các vấn đề: Nợ công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cân đối
thu chi ngân sách nhà nước, quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính…Phần trả lời của Bộ
trưởng đã được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...66
Powered by FlippingBook