Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 11 -2015 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
9
nhà nước cũng chỉ cần ở mức thấp. Trong khi đó, Việt
Nam là nước đang phát triển có kết cấu hạ tầng lạc
hậu, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cao
hơn so với nước đã phát triển thì rõ ràng cần một tỷ lệ
thu cao hơn mới là hợp lý.
Ngoài ra, cần thấy rằng, mức thu các sắc thuế chủ
yếu của Việt Nam chỉ ở mức trung bình và trung bình
thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng tiêu chuẩn của Việt
Nam hiện nay là 10% trong khi đó ở Pháp là 19,6%, ở
Indonesia là 10%, Thái Lan 7%, Argentina 21%... Thuế
suất thuế thu nhập DN phổ thông của của Việt Nam
hiện nay là 22% và sẽ giảm xuống 20% từ năm 2016.
Thuế suất thuế thu nhập DN của một số nước như
sau: Indonesisa 25%, Trung Quốc 25%, Thái Lan 20%...
Mức thu bảo hiểm bắt buộc ở Việt Nam hiện nay
có cao?
Theo luận điểm của một số chuyên gia, mức thu
bảo hiểm bắt buộc (Gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp) ở Việt Nam hiện nay
ở mức 30% là quá cao. Ở đây cần hiểu rằng cơ sở để
tính bảo hiểm bắt buộc là tính trên tiền lương. Với tỷ lệ
chính xác là 32,5%, trong đó, người sử dụng lao động
đóng 22% và người lao động đóng 10,5%. Như vậy, số
chi trả thực sự thuộc về DN (người sử dụng lao động)
trong trường hợp này chỉ là 22%, phần còn lại được
trích từ lương của người lao động.
Bản chất của khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
là để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo
an sinh xã hội, lấy nguồn để chi trả lương hưu cho
người lao động và chi trả cho người lao động khi bị
thất nghiệp, bị ốm đau, thai sản… Điều này đòi hỏi,
mức đóng góp phải tương xứng với các khoản chi trả
từ bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc, mức đóng góp bảo
hiểm bắt buộc cộng với lãi từ tiền đóng góp đó phải
đủ để chi trả lương hưu và các khoản ốm đau, thai
sản, tử tuất…
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay
là 73. Tuổi nghỉ hưu trung bình khoảng 57. Thời gian
hưởng lương hưu trung bình là 17 năm. Mức hưởng
lương hưu hiện nay trung bình là 75%mức lương bình
quân của những năm cuối thời kỳ đóng bảo hiểm.
Tuổi bắt đầu làm việc của người lao động bình quân
là 22. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm bình quân
của người lao động là 36 năm, tức là gấp khoảng 2,1
lần thời gian hưởng lương hưu trung bình. Điều này
có nghĩa là so sánh riêng chi lương hưu với thời gian
đóng bảo hiểmbắt buộc thì người lao động cần khoảng
2 năm 1 tháng đóng bảo hiểm để có một năm lương
hưu. Với tổng tỷ lệ đóng góp của cả người lao động và
người sử dụng lao động là 32,5% và mức lương hưu
thấp thì tỷ lệ này là 16,5%.
Xét về tiêu chí này, tỷ lệ thuế, phí so với GDP ở Việt
Nam thời gian qua như sau: trong giai đoạn từ 2001
đến 2013, ngoại trừ năm 2007 và 2009 giảm nhẹ, tỷ lệ
thu ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 2001
đến 2010 đã dần tăng từ 21,6% năm 2001 lên 29,7%
năm 2010. Từ năm 2011 đến 2013, tỷ lệ thu ngân sách
nhà nước so với GDP có xu hướng giảm mạnh. Theo
đó, tỷ lệ thu NSNN so với GDP các năm 2011, 2012 và
2013 tương ứng là 27,7%; 25,1% và 21,4%. Hiện nay,
Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung
bình, do vậy, tỷ lệ thuế, phí so với GDP hiện nay là
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.
Vấn đề thứ hai của việc so sánh liên quan đến số
liệu công bố về thu ngân sách là tổng số thu ngân sách
(cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương)
hay chỉ gồm ngân sách trung ương. Theo Luật Ngân
sách của Việt Nam, ngân sách Việt Nam là ngân sách
thống nhất phản ánh toàn bộ thu ngân sách quốc gia.
Việt Nam không phân quyền tự chủ về thuế cho các
địa phương mà phân cấp số thu cho các địa phương.
Như vậy, muốn biết thu ngân sách của Việt Nam có
cao không thì cần so sánh với những nước có trình độ
phát triển kinh tế tương đồng và số thu phản ánh cả
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Quay trở lại so sánh tỷ lệ thu ngân sách của Việt
Nam với các nước trong khu vực. Cần lưu ý rằng các
nước như: Malaysia, Thái Lan, Indonesia là những
nước phân quyền tự chủ về thuế cho các địa phương
nên có thuế trung ương và thuế địa phương, tức là
có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Trong khi đó, các thống kê được công bố đối với
ngân sách ở những nước này chỉ là ngân sách trung
ương, tức là chưa phản ánh đầy đủ thu ngân sách của
quốc gia đó. Bởi vậy, kết luận tỷ lệ thu ngân sách so
với GDP của những nước này thấp hơn Việt Nam là
không chính xác.
Về vấn đề thứ ba là phạm vi cung cấp dịch vụ
công và phúc lợi xã hội ở Việt Nam khá rộng và chiếm
khá lớn trong tổng chi NSNN. Chẳng hạn như, chi
cho giáo dục ở Việt Nam chiếm tới trên 20% tổng chi
NSNN; chi cho y tế, an sinh xã hội cũng khá lớn so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn
như, phạm vi cung cấp dịch vụ công của Malaysia hẹp
hơn nhiều so với Việt Nam. Nếu dựa vào tỷ lệ thuế,
phí so với GDP mà kết luận gánh nặng thuế ở Việt
Nam cao hơn là không chính xác. Thêm vào đó, chính
sách thuế cũng cần đặt trong điều kiện của các chính
sách kinh tế khác chẳng hạn như phúc lợi xã hội, đầu
tư cho phát triển. Ở những nước theo quan điểm nhà
nước ít can thiệp vào kinh tế thì chi đầu tư cho phát
triển thấp, bởi vậy, thu thuế và các khoản khác của
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...66
Powered by FlippingBook