Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 10

12
Công cụ giảm nghèo, phát triển bền vững
Tài chính vi mô (TCVM) được hiểu là tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu
nhập thấp. Tại Việt Nam, năm 1986, Chính phủ
Việt Nam quyết định thực hiện chính sách quốc
gia về xóa đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy
các hoạt động sản xuất của người nghèo. Ban đầu
Chính phủ không đưa ra khung pháp lý cụ thể cho
sự hoạt động của các tổ chức TCVM, đa số các tổ
chức tài chính nhận sự hỗ trợ vốn cũng như kỹ thuật
từ các Tổ chức phi chính phủ (NGO). Đến năm 2010,
Quốc hội đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng,
khẳng định tổ chức TCVM là một loại hình tổ chức
tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng của
Việt Nam. Việc các tổ chức TCVM được hoạt động
dưới sự điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng là
một bước tiến dài đối với lĩnh vực TCVM.
Đến nay, ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức cung
cấp dịch vụ TCVM và ngày càng khẳng định rõ vai
trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và công cuộc xóa đói, giảm nghèo
nói riêng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới:
Nhờ có các tổ chức TCVM mà tỷ lệ nghèo ở Việt
Nam đã giảm từ gần 60% vào đầu những năm 1990
xuống 20,7% năm 2010. Gần đây, Ngân hàng Thế
giới tiến hành nghiên cứu và công bố trên trang
Global Findex – cơ sở dữ liệu tài chính toàn cầu, ở
Việt Nam có khoảng 79% người dân không được
tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Hầu
hết họ không thể hoặc không được tiếp cận dịch vụ
ngân hàng nhưng cần có nhu cầu rất lớn về tiết kiệm
và vay mượn. Nhiều khi để giải quyết nhu cầu tài
chính của mình họ phải tự xoay sở từ nhiều nguồn
vốn khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, nhiều
người nghèo buộc phải vay nặng lãi với lãi suất cao
hơn khoảng 100%/năm. Chính vì vậy, các tổ chức
cung cấp TCVM như ngân hàng chính sách, hợp tác
xã, Quỹ tín dụng Trung ương, các tổ chức TCVM
cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các
dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ phi tài chính:
quản lý tài chính và rủi ro, hướng dẫn chăn nuôi,
chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường… đã mở ra
cánh cửa thoát nghèo cho người dân và được người
nghèo đánh giá cao.
Thực tế hiện nay, đa số người nghèo ở Việt Nam
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất
lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ
tài chính và kiến thức tài chính. TCVM có khả năng
cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính
cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện
đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội.
Mặc dù vốn vay của TCVM không lớn như ngân
hàng thương mại hay ngân hàng chính sách nhưng
lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những khoản
vay này đến được với người nghèo, giúp họ khởi tạo
sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chỉ
tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói mặc dù việc này
cần thời gian.
Hiện nay, các tổ chức TCVM ở nước ta cung cấp
các dịch vụ tài chính rất đa dạng như: cho vay, tiết
kiệm, bảo hiểm… không chỉ giúp người nghèo tạo
dựng công việc, sản xuất kinh doanh mà còn góp
phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh
ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ, HIỆUQUẢNGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
VI MÔTRONGĐỜI SỐNG KINHTẾ - XÃHỘI
TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI –
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Song hành cùng sự đổi mới, hội nhập của đất nước, tài chính vi mô ngày càng khẳng định
vai trò quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững của đất nước.
Để tiếp tục phát huy vai trò của công cụ tài chính này, cần có nhiều chính sách tạo động lực
thúc đẩy và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng
phục vụ của tổ chức tài chính vi mô…
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...102
Powered by FlippingBook