Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
- Phải xác định những yêu cầu đặt ra cho việc
hoạch định chính sách, xây dựng văn bản pháp luật,
triển khai thực hiện văn bản pháp luật quy định về
chính sách thuế.
- Phải làm rõ mức độ khả thi và hiệu quả đạt được
của các văn bản pháp luật về thuế đã ban hành trước
đó liên quan đến phạm vi và nội dung điều chỉnh của
văn bản pháp luật đang nghiên cứu. Từ đó, đánh giá
đúng thực trạng các quy định pháp luật thuế đã ban
hành và thực hiện, thấy rõ những ưu điểm cần được
kế thừa phát triển, những khiếm khuyết cần khắc
phục, những yêu cầu mới cần đáp ứng. Quá trình
này cũng là cơ sở để việc ban hành văn bản pháp luật
mới đảm bảo được tính hợp lý, khả thi.
- Phải xem xét, rà soát, đánh giá tất cả các vấn
đề liên quan đến tính hợp pháp, hợp lý, đồng bộ
và minh bạch của các quy định trong văn bản pháp
luật thuế. Đó là thẩm quyền và quy trình ban hành;
sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp; sự phù
hợp với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành kinh tế,
vùng kinh tế cũng như truyền thống, tập quán; sự
đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, chặt chẽ, logic của các
quy định trong chính sách thuế cũng như sự đồng
bộ với các văn bản pháp luật khác liên quan…
Trong quá trình xem xét, ban hành chính sách
thuế cũng như trong quá trình triển khai thực hiện,
đánh giá chính sách thuế, cần phải thực hiện các nội
dung công việc sau:
- Khảo sát, đánh giá và xác định số thu ngân sách
nhà nước mang lại từ chính sách thuế là bao nhiêu?
Tác động của số thu này trong tổng thu ngân sách
nhà nước, đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động
sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế cũng
như các hành vi tiêu dùng của xã hội như thế nào…
- Thực hiện khảo sát, đánh giá một cách toàn
diện, cụ thể gánh nặng thuế mà người nộp thuế phải
tuân thủ xem có phù hợp với khả năng nộp thuế,
điều kiện, hoàn cảnh sản xuất, kinh doanh của họ
hay không? Việc họ chấp hành tốt nghĩa vụ thuế
với gánh nặng thuế theo quy định có ảnh hưởng
như thế nào đến các quyết định hay hiệu quả sản
khả thi của chính sách thuế cần phải được xem xét
đến bao gồm:
- Quá trình khảo sát, xây dựng chính sách pháp
luật thuế: Nếu quá trình này được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc, đúng quy trình, đủ cơ sở dữ liệu cần
thiết thì văn bản pháp luật sẽ đảm bảo được các yêu
cầu về tính hợp pháp, hợp lý, đồng bộ và có tính khả
thi cao và ngược lại.
- Trình độ dân trí, mức độ quan tâm và ý thức
tuân thủ của xã hội: Yếu tố này ảnh hưởng đến tính
khả thi của chính sách thuế không chỉ trong khâu
nghiên cứu, ban hành mà còn trong cả quá trình
triển khai, thực hiện chính sách và quá trình đánh
giá, tổng kết chính sách.
- Phạm vi điều chỉnh của chính sách thuế: Nếu
chính sách thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, phức
tạp thì sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh
hưởng đến tính khả thi của chính sách thuế. Còn
nếu chính sách thuế có phạm vi điều chỉnh hẹp, đơn
giản thì khả năng thực hiện sẽ dễ dàng hơn và có
tính khả thi cao hơn.
- Mức độ điều tiết của chính sách thuế: Một sắc
thuế có mức động viên cao, ảnh hưởng nhiều đến
lợi ích của các chủ thể nộp thuế thì tính khả thi sẽ
không cao do ý thức tuân thủ của họ sẽ bị giảm
sút. Ngược lại, một sắc thuế có mức động viên
thấp, số thu không nhiều trong khi các chi phí cần
thiết phải bỏ ra để đảm bảo quá trình thực hiện
chính sách thuế này của cơ quan quản lý thuế,
người nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan
lại không nhỏ thì chính sách thuế đó cũng không
có tính khả thi.
- Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế: Công
tác quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả cao sẽ giúp cho
chính sách thuế được thực thi tốt, phát huy được tính
khả thi và tính hiệu quả của chính sách thuế. Ngược
lại, hoạt động quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế
không hiệu quả thì tính khả thi cũng như hiệu quả của
chính sách thuế sẽ không được đáp ứng.
Giải pháp đảmbảo tính khả thi của chính sách thuế
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu, việc xây dựng
các văn bản pháp luật về thuế cần tập trung vào các
nội dung sau:
- Phải xác định mục tiêu chính yếu của chính
sách thuế quy định trong văn bản pháp luật là gì.
Trong trường hợp một văn bản pháp luật quy định
về chính sách thuế có chứa đựng nhiều mục tiêu
khác nhau, cần phải xác định rõ mức độ cần đạt
được của từng mục tiêu trong từng điều kiện và thời
gian cụ thể để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy
định phù hợp.
Tính khả thi của chính sách thuế ảnh hưởng
quyết định đến sự thành công hay thất bại của
chính sách đó. Bản thân tính khả thi của chính
sách thuế lại chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu
tố khách quan và chủ quan từ khâu nghiên
cứu, ban hành văn bản pháp luật đến khâu tổ
chức thực hiện chính sách thuế và cuối cùng là
khâu tổng kết, đánh giá chính sách.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...102
Powered by FlippingBook