Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2016
7
- Khả năng thực hiện các chính sách pháp luật về
thuế của người nộp thuế: Đó là các tiêu thức về gánh
nặng thuế; về ảnh hưởng của việc tuân thủ thuế đến
các quyết định hay hiệu quả sản xuất, kinh doanh
của họ; thủ tục hành chính thuế; những khó khăn,
vướng mắc…; Khả năng thực hiện các chính sách
pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế (về trách
nhiệm, quyền hạn và các điều kiện để thực thi; chi
phí hành chính trong quản lý thuế; hiệu quả quản lý
thuế…) và khả năng thực hiện các chính sách pháp
luật về thuế của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hiệu quả của việc thực thi chính sách: Đó là các
kết quả đạt được do việc thực thi chính sách pháp luật
thuế mang lại (số thu thuế từ các sắc thuế theo các quy
định trong các văn bản pháp luật thuế; mức độ tuân
thủ của người nộp thuế; những thay đổi hành vi mang
chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực và những gian
lận của người nộp thuế trong quá trình thực thi chính
sách pháp luật về thuế; các thay đổi của các quá trình
kinh tế, xã hội dưới tác động của việc thực thi chính
sách pháp luật thuế…)
Bên cạnh đó, có một số tiêu thức khác cũng được
sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc thực thi
chính sách pháp luật thuế như: mức độ trật tự và sự
ổn định của các quan hệ xã hội; tình trạng pháp chế
trong đời sống xã hội; hành vi và ý thức của các tổ
chức và cá nhân tham gia các quan hệ xã hội…
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi
của chính sách thuế
Những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến tính
Tính khả thi và tiêu thức đánh giá tính khả thi
của chính sách thuế
Tính khả thi được hiểu một cách chung nhất là
khả năng có thể thực hiện được hay khả năng mang
lại thành công của một vấn đề nào đó. Tính khả thi
của chính sách thuế theo nghĩa hẹp là khả năng các
quy định trong các văn bản pháp luật thuế có thể
thực hiện được trong thực tế hay không. Còn theo
nghĩa rộng, tính khả thi của chính sách thuế được
xem xét trên các góc độ như các quy định trong các
văn bản pháp luật thuế có hợp pháp, hợp lý hay
không, có rõ ràng, minh bạch hay không, có khả
năng thực hiện được hay không và có khả năng
mang lại hiệu quả cao hay không...
Có thể thấy, tính khả thi này gắn liền với toàn bộ
quá trình hoạch định, ban hành, thực thi và đánh giá
chính sách thuế. Vì vậy, các tiêu thức đánh giá tính
khả thi của chính sách thuế cũng được xem xét trên
góc độ nội dung các văn bản quy định của chính
sách, quá trình thực hiện chính sách và hiệu quả của
chính sách trong đời sống kinh tế, xã hội. Cụ thể,
tính khả thi được thể hiện ở các tiêu thức sau:
- Văn bản pháp luật quy định về chính sách thuế: Đó
là các tiêu thức tính đúng đắn, rõ ràng trong xác định
mục đích, yêu cầu của văn bản pháp luật thuế; tính hợp
pháp, hợp lý; tính minh bạch; tính đồng bộ của các văn
bản pháp luật về thuế. Nếu một văn bản pháp quy về
thuế đáp ứng được các tiêu chí nêu trên, có nghĩa là văn
bản đó đã đáp ứng được tính khả thi khi xem xét các
nội dung quy định của một văn bản pháp luật.
ĐẢMBẢOTÍNHKHẢ THI CỦA CHÍNH SÁCHTHUẾ
ỞVIỆT NAM
TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Trong những năm gần đây, hệ thống chính sách thuế Việt Nam đã được hoàn thiện dần với
gần như đầy đủ các sắc thuế và đã đạt các kết quả khả quan. Cơ chế quản lý thuế, thủ tục
hành chính thuế và các nội dung quản lý hành chính về thuế được đổi mới, góp phần nâng
cao tính khả thi của chính sách thuế. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam
cũng như công tác quản lý hành chính thuế vẫn cần triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp
để ngày càng nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách thuế.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...102
Powered by FlippingBook