Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2016
9
dựng, đánh giá chính sách thuế nói trên, để đảm bảo
tính khả thi của chính sách này và tính bền vững của
thu ngân sách nhà nước, cần triển khai mạnh mẽ các
giải pháp trong thực hiện chính sách, đảm bảo chính
sách được thực thi và tuân thủ đầy đủ, chính xác và
kịp thời nhất. Cụ thể:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật thuế: Đảm bảo tất cả các nội dung
quy định cũng như mục đích, ý nghĩa của chính
sách thuế được xã hội nói chung, người nộp thuế
nói riêng hiểu và có ý thức tuân thủ nghiêm túc.
- Đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế bao gồm
hoạt động hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế
và hoạt động đại lý thuế: Giúp cho người nộp thuế
hiểu biết rõ, kịp thời về chính sách thuế hiện hành
của Nhà nước, hỗ trợ người nộp thuế từ khâu đăng
ký, kê khai nộp thuế, lập sổ sách kế toán, chứng từ
hóa đơn về thuế, tính toán mức thuế và các khoản
thuế phải nộp… đồng thời, góp phần nâng cao ý
thức chấp hành chính sách pháp luật, chấp hành
nghĩa vụ thuế với Nhà nước của người nộp thuế,
góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm pháp luật thuế nhằm ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, đảm
bảo chính sách thuế được tuân thủ nghiêm túc, hiệu
quả nhất.
- Cải cách thủ tục hành chính về thuế, hoàn thiện
các quy trình quản lý thuế đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, hợp lý, công khai, minh bạch và chặt
chẽ của hệ thống các thủ tục hành chính thuế. Đồng
thời, các quy trình quản lý thuế cũng phải được cải
tiến, hoàn thiện để thực hiện tốt các thủ tục hành
chính thuế đó.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo tổ
chức bộ máy ngành Thuế phù hợp yêu cầu nhiệm
vụ; thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, đánh
giá cán bộ, công chức; xây dựng và giáo dục
được đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn
nghiệp vụ tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
của Ngành trong điều kiện nền kinh tế hội nhập
và phát triển.
xuất, kinh doanh. Các thủ tục hành chính thuế họ
phải tuân thủ từ việc tổ chức hạch toán, kế toán, hóa
đơn, chứng từ, kê khai, tính thuế, nộp thuế, miễn,
giảm thuế và giải quyết các thủ tục hành chính về
thuế khác có thuận lợi cho họ thực hiện hay không?
Những khó khăn, vướng mắc nảy sinh là gì?…
- Xem xét, đánh giá về trách nhiệm, quyền hạn
của cơ quan quản lý thuế có được quy định rõ ràng,
chặt chẽ, cụ thể và thống nhất trong các văn bản
pháp luật không? Các trách nhiệm cũng như nội
dung công việc mà cơ quan quản lý thuế phải đảm
nhiệm có phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp
vụ, cơ sở vật chất của họ trong thực tế hay không?
Những quyền hạn được giao cho cơ quan quản lý
thuế có đảm bảo cho các cơ quan này triển khai thực
hiện được tốt các văn bản pháp luật về thuế hay
không? Trong trường hợp cơ quan quản lý thuế
không thực hiện được các nhiệm vụ của mình hoặc
không đảm bảo được các quyền hạn của mình thì sẽ
được xử lý như thế nào? Những chi phí hành chính
mà cơ quan quản lý thuế phải chi ra phục vụ cho
công tác quản lý thu thuế là bao nhiêu, có phù hợp
với khả năng của họ hay không, có tương xứng với
kết quả họ thu được hay không?
- Đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế
đối với chính sách pháp luật thuế, những thay đổi
hành vi mang chiều hướng tích cực cũng như theo
chiều hướng tiêu cực và những gian lận của họ trong
quá trình thực thi chính sách pháp luật về thuế.
- Đánh giá các thay đổi của các quá trình kinh tế,
xã hội dưới tác động của việc thực thi chính sách
pháp luật thuế như tập quán sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng; cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng; cơ cấu
đầu tư; cán cân xuất nhập khẩu…
Việc đánh giá này phải xem xét ngay từ khâu
khảo sát, xây dựng các văn bản pháp luật, trong quá
trình thực hiện chính sách cũng như tổng kết, đánh
giá chính sách. Số thu và các tác động nói trên cũng
được xem xét trong thời gian hiện tại, trong tương
lai ngắn hạn cũng như lâu dài. Nếu có những điểm
bất cập phát sinh, cần có sự bổ sung, sửa đổi kịp
thời, đảm bảo tính hợp lý và bền vững của chính
sách thuế cũng như số thu ngân sách nhà nước.
Ngoài các nội dung liên quan đến quá trình xây
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...102
Powered by FlippingBook