Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 4

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
và tăng trưởng xanh; Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư
của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức
đối tác công tư (PPP); Lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư đối với: i) Các chương trình, dự án sử
dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; ii) Chương trình,
dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không
hoàn lại trong các trường hợp sau: Chương trình, dự
án đầu tư nhómA và nhómB; chương trình, dự án, phi
dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự
án, phi dự án trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn
giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; dự án hỗ trợ
kỹ thuật chuẩn bị chương trình, dự án vốn vay ODA,
vốn vay ưu đãi; dự án hỗ trợ kỹ thuật có quy mô vốn
tài trợ tương đương từ 2 triệu USD trở lên; viện trợ
mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ
tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam
vào chương trình, dự án khu vực; iii) Hỗ trợ ngân sách.
Trong khi đó, đối với các chương trình, dự án, phi dự
án không thuộc quy định trên thì người đứng đầu cơ
quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị định số 16/2016/NĐ-CP cũng quy định chặt
chẽ về trình tự, thủ tục đề xuất và lựa chọn Đề xuất
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu
đãi. Theo đó, chương trình, dự án được đề xuất sử
dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo tiêu
chí: phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn
và hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
chính sách, định hướng ưu tiên cung cấp vốn ODA,
vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; bảo đảm
hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền
vững; bảo đảm tính bền vững về kinh tế; phù hợp với
khả năng cân đối vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối
ứng; phù hợp với khả năng trả nợ công, nợ Chính phủ
và nợ chính quyền địa phương (đối với chương trình,
dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi); không
trùng lặp với chương trình, dự án đã có quyết định
chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các
cơ quan có liên quan lựa chọn Đề xuất chương trình,
dự án phù hợp theo tiêu chí trên, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”;
2. BộTàichính,BáocáoHọpbáochuyênđềvềchínhsáchchovaylạivốnODA(2016);
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Chia sẻ trách nhiệm giữa Trung ương và địa
phương trong sử dụng ODA (2016);
4. Tiền phong, Các địa phương sẽ được vay lại ODA (2016).
đó có nội dung tăng cường cho vay lại chính quyền
địa phương và cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông
qua cơ quan cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước
ngoài của Chính phủ. Đối với cho vay lại chính quyền
địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều
kiện của nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi. Ngày
17/2/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề
án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài thời kỳ 2016 - 2020”. Theo đó, Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên
cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng
lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp;
bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt
chẽ của các cơ quan liên quan. Việc thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được
xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn
vốn đầu tư phát triển, phải bám sát các mục tiêu của
chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai
đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung
hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020,
đảm bảo các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và mức bội
chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép…
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu
tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu
tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của
pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các
hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016
quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thay thế Nghị
định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ
theo hướng chặt chẽ. Theo đó, kể từ ngày 02/5/2016, các
lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu
đãi gồm: Hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội; Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường thể
chế quản lý nhà nước; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hỗ
trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường
kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả
đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng
quy định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa
và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...102
Powered by FlippingBook