Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 8

10
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; tỷ lệ trả
nợ trực tiếp của Chính phủ từ nguồn ngân sách nhà
nước (NSNN) khoảng 13-14% so với tổng thu NSNN
hàng năm và nằm trong giới hạn cho phép (không quá
25% tổng thu NSNN). Hệ thống thể chế chính sách
quản lý nợ công tiếp tục được nghiên cứu, xây dựng,
ban hành bổ sung và hoàn thiện, góp phần nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước về nợ công. Xây dựng đề
án phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn
quốc tế trung hạn nhằm tăng cường huy động vốn vay
dài hạn để tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn; báo cáo
giám sát nợ, công khai thông tin về nợ công, qua đó đã
tạo được kênh thông tin quan trọng phục vụ cho việc
chỉ đạo, điều hành, phân tích, đánh giá, nghiên cứu về
vấn đề nợ công của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời,
tăng cường giám sát, quản lý rủi ro về nợ công được
chú trọng, chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên hơn ở
tất cả các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và
các cơ quan chuyên ngành có liên quan. Việc kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán nợ công được đẩy mạnh, từng
bước nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện
công tác quản lý nhà nước đối với nợ công theo quy
định của pháp luật.
Một số vấn đề đặt ra
Mặc dù chỉ số nợ công vẫn trong tầm kiểm soát
ở ngưỡng an toàn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là tốc độ
nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh (bình quân
20%/năm trong giai đoạn 2011-2015) xuất phát chủ
yếu từ áp lực gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát
triển. Khối lượng huy động vốn trong nước tăng
nhanh, vượt khả năng cung về vốn trung và dài hạn
trên thị trường trong nước. Mặc dù, có những bước
phát triển đáng kể, quy mô thị trường trái phiếu
chính phủ vẫn còn nhỏ chỉ bằng 14% GDP và bằng
Nợ công của Việt Nam trong ngưỡng an toàn
Theo Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ban
hành ngày 17/6/2009, phạm vi nợ công bao gồm nợ
của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ
chính quyền địa phương. Tính đến ngày 31/12/2015,
nợ công của Việt Nam ước ở mức 61,3% GDP. Tỷ lệ
này nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội là
không quá 65% GDP. Cơ cấu dư nợ công bao gồm
nợ Chính phủ chiếm 80,3%, nợ được Chính phủ bảo
lãnh chiếm 18,2% và nợ chính quyền địa phương
chiếm 1,5%. Đối với nợ Chính phủ, nợ trong nước
chiếm khoảng 58% và nợ nước ngoài chiếm 42%,
phù hợp với định hướng chiến lược nợ công và nợ
nước ngoài của quốc gia. Trong nợ nước ngoài của
Chính phủ, khoảng 94% danh mục là các khoản vay
ODA, vay ưu đãi có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi và
quy mô huy động tương đối ổn định.
Ngoài ra, các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước
ngoài, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có
thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, đã có sự
thay đổi đáng kể về điều kiện vay theo hướng giảm
kỳ hạn từ 10-15 năm, chi phí huy động vốn tăng gấp
đôi so với trước đây. Nhiều khoản vay ODA có điều
kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào
cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng
trả nợ trong các trường hợp các dự án được vay lại
nguồn vốn vay ODA của Chính phủ. Các khoản vay
trong nước, lãi suất trái phiếu chính phủ trong nước
nhìn chung liên tục giảm kể từ năm 2011. Tuy nhiên,
lãi suất phát hành có xu hướng tăng lên kể từ đầu
năm 2015 trước bối cảnh thị trường tài chính trong
nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi.
Cùng với hoạt động vay nợ, quản lý nợ, Bộ Tài
chính luôn chủ động kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ,
BÀNTHÊMVỀ CÁC GIẢI PHÁPNÂNG CAOHIỆUQUẢ
QUẢN LÝ NỢ CÔNGỞVIỆT NAM
ThS. LÊ THỊ THÚY HẰNG
– Đảng ủy Khối các cơ quan TP. Hà Nội
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nguồn vốn vay (nợ công) luôn có ý nghĩa hết sức quan
trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, cùng với đó công tác quản lý, đảm bảo an
toàn, bền vững nợ công là bài toán đặt ra với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam...
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...102
Powered by FlippingBook