Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2016
13
3%). Sự phát triển an toàn này là do tác dụng của
sức mạnh cộng đồng thông qua cho vay theo tổ
nhóm; do việc thiết kế phương thức trả gốc lãi linh
hoạt, nhiều lần trong kỳ; cùng với những nỗ lực của
cán bộ tín dụng vi mô.
Những tồn tại hạn chế
Cùng với những vai trò và đặc điểm nổi trội trong
xóa đói, giảm nghèo của TCVM, thực tiễn hoạt động
này tại Việt Nam thời gian qua cũng bộc lộ nhiều
hạn chế bất cập. Điển hình là hoạt động TCVM
Việt Nam còn manh mún, sản phẩm dịch vụ chưa
phong phú đa dạng, các chỉ số bền vững đều ở mức
khiêm tốn. Khuôn khổ pháp lý còn nhiều bất cập, hệ
thống cung cấp dịch vụ TCVM hiện nay bao gồm 3
khu vực: chính thức, bán chính thức và phi chính
thức. Cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng khách
hàng, song hoạt động TCVM ở mỗi khu vực đang
được điều chỉnh bởi các quy định pháp lý riêng biệt,
chưa có sự thống nhất. Điều này tạo ra môi trường
không bình đẳng cho các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực TCVM. Hành lang pháp lý cho hoạt động
TCVM còn chưa hoàn thiện, nhiều quy định chậm
ban hành, một số chính sách không thuận lợi cho
hoạt động TCVM. Luật các Tổ chức tín dụng 2010
ra đời, coi TCVM là một loại hình tổ chức tín dụng,
từ đó đến nay chưa có văn bản dưới luật nào hướng
dẫn cụ thể cho loại hình tổ chức tín dụng này, nên
hoạt động TCVM vẫn tuân theo các thông tư, nghị
định ban hành trước Luật tổ chức tín dụng 2010.
Đặc biệt, trong công tác hạch toán kế toán, thực tế
hiện nay, một số tổ chức TCVM áp dụng chế độ kế
toán doanh nghiệp, một số tổ chức khác lại áp dụng
chế độ kế toán quĩ tín dụng. Sự không thống nhất
này là do cho đến thời điểm này vẫn chưa có văn
bản hướng dẫn công tác hạch toán kế toán riêng cho
hoạt động TCVM.
Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng của
TCVM Việt Nam khác với các NHTM ở tỷ trọng của
nguồn vốn tiền gửi. Đối với các ngân hàng, vốn tiền
gửi là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% tổng
nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn tiền gửi của các
tổ chức TCVM Việt Nam chiếm một tỷ trọng nhỏ,
tể và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình.
Trong khi thu nhập không tự động tăng lên, nguồn
vốn vay đáng tin cậy không cần tài sản thế chấp ban
đầu là cơ sở nền tảng cho việc lên kế hoạch khởi
động sản xuất, mở rộng kinh doanh, cộng thêm tổ
chức cung cấp vốn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, tiết
kiệm và không phải bán hay cầm cố tài sản khi gặp
rủi ro thất bại.
Nhờ tăng thu nhập, người nghèo có tích lũy tài
sản, tiết kiệm và khả năng vay vốn, để tái đầu tư
mở rộng sản xuất, nhà xưởng, thuê thêm nhân công
tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
mua đất đai xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật nuôi.
Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và tài sản được tích lũy,
người nghèo thay vì phải chạy ăn từng bữa, tồn tại
từ ngày này sang ngày khác, sẽ có những kế hoạch
dài lâu và định hướng cho tương lai. Hộ gia đình
có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng,
cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi
trả cho dịch vụ y tế thay vì đến các cơ sở y tế khi
tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ. Tăng thu nhập
đồng nghĩa với việc hộ gia đình có thể cho nhiều
con của họ tiếp cận dịch vụ giáo dục với thời gian
dài hơn và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con
cái. Đặc biệt, khi có được nguồn vốn vay từ tổ chức
TCVM tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các
hộ gia đình cũng đồng nghĩa với việc tăng quyền
cho người phụ nữ.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm
nghèo, TCVM còn thể hiện rõ tính ưu việt của mình
bằng các lợi thế vượt trội như: Mức độ mở rộng tiếp
cận theo số lượng khách hàng và quy mô giá trị tăng
trưởng ổn định; Độ sâu tiếp cận đến từng hộ gia
đình và nhắm với đối tượng rõ ràng là phụ nữ với
tỷ lệ phụ nữ vay vốn so với số khách hàng vay rất
cao, hầu hết chiếm 100; Lợi nhuận và sự bền vững
cao; Mức độ rủi ro thấp. Thực tế, các tổ chức TCVM
Việt Nam được đánh giá là đạt được sự bền vững
theo qui định với chỉ số tự vững về hoạt động - OSS
trung bình đạt trên 100%, cao hơn so với tiêu chuẩn
của Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế - IFAD.
Hoạt động của các tổ chức TCVM đều đảm bảo bù
đắp được chi phí và có lãi. Chỉ số ROA của hầu hết
các tổ chức TCVM đều trên mức tối thiểu 2%. Ngoài
ra, với khả năng hoàn trả cao (trên 90%), hoạt động
của các tổ chức TCVM Việt Nam được đánh giá là
an toàn. Trong khi các tổ chức tín dụng khác đang
phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao, thì các tổ chức
TCVM có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, hầu hết các tổ
chức TCVM có tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày so với
tổng dư nợ nhỏ hơn 1% (thấp hơn chuẩn quốc tế
Phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng chủ
yếu của các sản phẩm tài chính vi mô. Thamgia
chương trình của tổ chức tài chính vi mô, phụ
nữ sẽ được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức
dẫn tới nhiều lựa chọn hơn đã có thể khiến họ
có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia
đình và xã hội.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...102
Powered by FlippingBook