Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng3-2016 - page 3

5
theo điều kiện thị trường. Trong đó, nguồn vốn ODA
đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi
hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và địa
phương, tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA
và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 lên tới khoảng 39,5
tỷ USD. Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình
và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay
ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 -2020 đạt khoảng
25-30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5 - 6 tỷ USD, tăng
14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55% -
66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngoài. Bên
cạnh đó, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải
ngân của các chương trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp
từ thời kỳ 2011 - 2015 sang thời kỳ 2016 - 2020 còn khá
lớn, khoảng gần 22 tỷ USD.
Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA
Để giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện nay
đối với việc quản lý, sử dụng các khoản vay nước ngoài
theo Bộ Tài chính, Nhà nước nên tập trung nguồn vốn
ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công
trình trọng điểm, thu hẹp phạm vi cấp phát từ ngân
sách nhà nước và giảm tính bao cấp của Nhà nước
trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài. Đồng thời,
phải tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, sử
dụng nguồn vốn vay công; tăng tính trách nhiệm của
tất cả các chủ thể liên quan đến quản lý và sử dụng
nguồn vốn vay...
Bên cạnh đó, gần đây, Chính phủ cũng đã có nhiều
văn bản chỉ đạo được kỳ vọng sẽ giúp quản lý và sử
dụng vốn ODA hiệu quả. Cụ thể, ngày 14/2/2015, Thủ
tướngChính phủ đã ban hànhChỉ thị 02/CT-TTg, trong
Thực trạngvốnvayODAvàvốnvayưuđãi nướcngoài
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ
Tài chính), công bố tại buổi họp báo chuyên đề về
chính sách vay lại vốn ODA do Bộ Tài chính tổ chức,
ngày 22/3/2016, trong giai đoạn 2005 – 2015, tổng số
vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD.
Trong đó, 1/3 cho ngân sách Trung ương để cấp phát
cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách Trung ương; 1/3 dành cho các chương trình,
dự án của địa phương và chỉ có 1/3 để cho vay lại các
dự án trọng điểm của nhà nước. Trong 15 tỷ USD dành
cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn
cấp phát chiếm đến 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%.
Đối với phần vốn để cho vay lại các dự án đầu tư trọng
điểm của nhà nước, cho đến nay, hầu hết Chính phủ
vẫn chịu toàn bộ các rủi ro tín dụng.
Trước năm 2010, Việt Nam vẫn là nước thu nhập
thấp, nên các khoản vay thường ưu đãi nước ngoài
có kỳ hạn dài. Tuy nhiên, từ đó tới nay, do Việt Nam
trở thành nước thu nhập trung bình, nên nguồn vốn
ưu đãi cũng giảm dần. Nếu như giai đoạn trước năm
2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm,
với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời
gian ân hạn thì trong giai đoạn 2011-2015, thời hạn vay
bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác
và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở
lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA
sang nguồn vốn vay hỗn hợp, vừa vốn tài trợ vừa vốn
thương mại kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc khác.
Đặc biệt, dự kiến đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới
sẽ tuyên bố chấm dứt ODA với Việt Nam, phải chuyển
chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay
TĂNG CƯỜNGHIỆUQUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬDỤNGVỐNODA
TRONGTHỜI GIANTỚI
ThS. NGUYỄN THÙY VÂN
- Đại học Thương mại
Hiện nay, do Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung
bình, chính sách viện trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối
với nước ta trong thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, chuyển đổi căn bản từ quan
hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. Do đó, việc tăng cường hiệu quả quản lý, sử
dụng vốn ODA là vấn đề cần thiết.
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...102
Powered by FlippingBook