TCTC so 9 ky 2 IN - page 10

14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Vietcombank đã tích cực bán nợ xấu cho Công
ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC),
VAMC ủy quyền toàn bộ cho Vietcombank thực hiện
quản lý và xử lý nợ đã bán. Tuy nhiên, Vietcombank
gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện các nội dung ủy
quyền (bán nợ, khởi kiện…). Công tác xử lý thu hồi
nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu giữ,
xử lý tài sản bảo đảm, khó khăn do thời gian xét xử,
thụ lý của toà án, thi hành án kéo dài.
Đề xuất, kiến nghị
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ
cấu và xử lý nợ xấu của Vietcombank nói riêng, của
các NHTM nói chung nhằm hướng tới đạt được
mục tiêu chung mà Chính phủ và NHNN đã đề ra,
xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Một là,
đối với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý:
Từ thực tế triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống
các TCTD, cần có tổng kết đánh giá, từ đó tiếp tục
đề ra các các cơ chế có tính chất đặc thù và đột
phá, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Việc
hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý phải là
ưu tiên số một trong quá trình tái cơ cấu hệ thống
TCTD trong các lĩnh vực: Xử lý nợ xấu của các
NHTM; mua bán, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức
tín dụng; sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng;
quản trị rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động của
các ngân hàng thương mại; cơ chế, chính sách hỗ
trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện tái cơ cấu;
sự can thiệp của Nhà nước trong xử lý các tổ chức
tín dụng yếu kém.
Hai là,
đối với việc nâng cao năng lực tài chính:
Chính phủ đã chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu vốn
của Nhà Nước tại các NHTM Nhà nước xuống còn
tối thiểu 65% vào năm 2015. Tuy nhiên, Chính phủ
cũng cần xác định lộ trình cho phép giảm tỷ lệ này
xuống tới 51% để các NHTM chủ động có kế hoạch
cũng như phát tín hiệu đối với thị trường. Việc nới
giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng
cần được cân nhắc với lộ trình phù hợp. Điều này
có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặt, sẽ làm tăng
tính hấp dẫn của cổ phiếu NHTM đối với các nhà
đầu tư nước ngoài; mặt khác, sẽ tạo điều kiện thu
hút các nguồn lực khác giúp tăng năng lực tài chính
của các NHTM trong điều kiện ngân sách nhà nước
còn nhiều khó khăn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế bằng việc
xây dựng một đến hai NHTM trụ cột, có tầm cỡ khu
vực, làm trụ cột cho cả hệ thống là vấn đề hết sức
cấp thiết. NHNN cần tạo điều kiện để các ngân hàng
này tham gia mua, bán, sáp nhập với các NHTM có
xây dựng và triển khai tái cơ cấu đạt kết quả, vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của
Đảng uỷ, Ban lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Với
Vietcombank, chính sự chỉ đạo sâu sát, thường
xuyên của HĐQT, sự triển khai quyết liệt của Ban
điều hành và toàn hệ thống là nhân tố quan trọng
tạo nên những thành công trong quá trình tái cơ
cấu thời gian qua.
Hai là,
các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra phải rõ ràng,
cụ thể. Công tác lập, giao và đánh giá kế hoạch của
Vietcombank những năm qua đã bám sát nội dung
đề án tái cơ cấu, việc thực hiện thành công kế hoạch
kinh doanh hàng năm chính là cơ sở để Vietcombank
hoàn thành đề án tái cơ cấu.
Ba là,
để thực hiện thành công đề án, phải tập trung
mọi nguồn lực, phải phát huy mạnh mẽ nội lực của
cả hệ thống. Tái cơ cấu là quá trình lâu dài, nhiều khó
khăn, đặc biệt là trong việc triển khai các dự án nhằm
nâng cao năng lực quản trị và hoạt động – những vấn
đề khá mới mẻ với các TCTD tại Việt Nam. Chính vì
vậy, để đảm bảo thành công đòi hỏi phải bố trí, phân
bổ nguồn lực phù hợp, đặc biệt là nguồn lực con người
và nguồn lực tài chính. Ngoài ra, còn phải làm tốt công
tác truyền thông, quản trị sự thay đổi nhằm tạo ra sự
đồng thuận về nhận thức và hành động, phát huy
tổng thể nội lực của cả hệ thống.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình
tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của Vietcombank vẫn còn
nhiều nút thắt cần tháo gỡ như:
- Hệ số CAR của Vietcombank và các NHTM
Nhà nước còn thấp, nhất là khi tính theo chuẩn mực
quốc tế, hệ số này sẽ còn tiếp tục suy giảm với tốc
độ tăng trưởng tài sản có rủi ro hàng năm của các
NHTM. Do vậy, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng
vốn chủ sở hữu trong những năm tới.
- Mô thức quản trị ngân hàng nói chung và quản
trị rủi ro nói riêng của Vietcombank mặc dù được
đánh giá là tiên tiến so với nhiều NHTM trong nước
nhưng vẫn còn khoảng cách so với các NHTM ở các
nước tiên tiến. Hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro
và hiệu quả hoạt động mặc dù đã có nhiều thay đổi
nhưng vẫn chưa đáp ứng được với các chuẩn mực
quốc tế... Để thu hẹp khoảng cách đó, đòi hỏi phải
có thời gian và nguồn lực nhất định.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của
Vietcombank giai đoạn 2011-2014, đạt 18%,
cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân
của ngành Ngân hàng (15,5%/năm). Tính đến
30/06/2015, dư nợ tín dụng đạt gần 348.000 tỷ
đồng, tăng 7% so với đầu năm.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...60
Powered by FlippingBook