TCTC so 9 ky 2 IN - page 2

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
khai khoáng giảm; tỷ trọng công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng, đạt 60% vào năm 2015. Tập trung cơ
cấu lại ngành, lĩnh vực và sản phẩm theo hướng
nâng cao giá trị quốc gia, giá trị gia tăng, chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tích cực mở rộng
thị trường ở các nước, các khu vực, không phụ
thuộc quá lớn vào một thị trường. Từng bước tham
gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Năng lực và trình độ công nghệ ngành Xây dựng
được nâng lên. Đóng góp của ngành Dịch vụ vào
tăng trưởng ngày càng tăng; tỷ trọng dịch vụ trong
GDP đạt khoảng 44% vào năm 2015. Đã tập trung
phát triển các ngành Dịch vụ có tiềm năng, lợi thế,
có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như công
nghệ thông tin, truyền thông, logistics, hàng không,
tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử...
Mạng lưới thương mại và dịch vụ phát triển mạnh
trên phạm vi cả nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Ngành Du lịch tiếp tục được cơ
cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập
trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các
sản phẩm, nhất là tại các vùng du lịch trọng điểm…
Mục tiêu cho giai đoạn mới
Trên cơ sở những kết quả tích cực đã đạt trong
trong giai đoạn 2011-2015, Dự thảo Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội XII
của Đảng đã đặt ra phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 với nhiều nét
đột phá tiếp tục đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
Theo đó, mục tiêu phấn đấu trong 5 năm tới, tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-
7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người
khoảng 3.200-3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong GDP trên 85%; tổng vốn đầu tư toàn
xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP;
bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP. Yếu
tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng
khoảng 25-30%; năng suất lao động xã hội bình
quân tăng 4-5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên
GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá
đến năm 2020 đạt 38-40%. Đồng thời, tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh. Cụ thể:
Một là,
cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới, Trung ương xác định nhiệm vụ: Đẩy
mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng
nền nông nghiệp hàng hoá lớn; tăng cường ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền
vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh, an
tăng cường. Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp
nhà nước được hoàn thiện. Xác định rõ quyền, trách
nhiệm của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và
công khai, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước. Cổ phần hoá và thoái vốn đầu tư ngoài
ngành theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh. Năng
lực quản trị, tiềm lực tài chính và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được nâng
lên; vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển; giá trị
tài sản tăng; tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong giới
hạn quy định. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá
đều đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.
Thứ ba,
tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng:
Khẩn trương cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; giám sát
chặt chẽ và sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ
phần yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ; tăng cường giám
sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống.
Các tổ chức tín dụng từng bước áp dụng chuẩn mực
quản trị theo thông lệ quốc tế, hiệu quả hoạt động
được nâng lên, chất lượng tín dụng được cải thiện.
Triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; phát
huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần, đến cuối năm
2015 còn khoảng 3%. Các công ty tài chính, chứng
khoán, bảo hiểm từng bước được cơ cấu lại; công tác
kiểm tra, giám sát được tăng cường; thông tin ngày
càng công khai, minh bạch; hiệu quả hoạt động được
cải thiện. Quy mô thị trường ngày càng tăng, mức
vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33%GDP, thị
trường trái phiếu đạt 23% GDP vào cuối năm 2015.
Thứ tư,
tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới: Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Tập trung
tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi
theo nhu cầu thị trường và xây dựng các vùng sản
xuất hàng hoá quy mô lớn, liên kết sản xuất với chế
biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường
ứng dụng khoa học, công nghệ. Sản lượng lương
thực tăng ổn định, sản lượng lúa năm 2015 ước đạt
trên 45 triệu tấn. Phát triển mạnh khai thác, nuôi
trồng, chế biến thuỷ sản với chất lượng và hiệu quả
cao hơn. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt
thứ hạng cao trên thế giới... Chương trình xây dựng
nông thôn mới được cả nước đồng tình, ủng hộ.
Đã rà soát, điều chỉnh các chính sách, tiêu chí phù
hợp hơn với đặc thù từng vùng, thu hút được nhiều
nguồn lực và sự tham gia đông đảo của người dân.
Dự kiến đến hết năm 2015 có khoảng 1.800 xã đạt
chuẩn nông thôn mới, chiếm 20% tổng số xã.
Thứ năm,
tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ và
điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng: Cơ cấu công
nghiệp chuyển dịch tích cực; tỷ trọng công nghiệp
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...60
Powered by FlippingBook