TCTC so 9 ky 2 IN - page 8

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Basel 2”. Với nỗ lực trong, quá trình tái cơ cấu và
xử lý nợ xấu của Vietcombank thời gian qua đã đạt
được nhiều kết quả tích cực:
Thứ nhất,
quy mô tăng trưởng nhanh, hiệu quả
hoạt động ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2011
– 2014, Vietcombank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản bình quân 16%-17%. Tổng tài sản của
Vietcombank tính đến 30/06/2015 đạt gần 577.000
tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
của Vietcombank là huy động vốn từ nền kinh tế,
với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20%, cao
hơn so với trung bình toàn ngành (17,5%). Tại thời
điểm 30/06/2015, huy động vốn của Vietcombank
đạt khoảng 462 ngàn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối
năm 2014.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của
Vietcombank giai đoạn 2011-2014, đạt 18%, cao
hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
Ngân hàng (15,5%/năm). Tính đến 30/06/2015, dư
nợ tín dụng đạt gần 348.000 tỷ đồng, tăng 7% so với
đầu năm.
Đối với hoạt động đầu tư góp vốn, Vietcombank
thường xuyên đánh giá, xây dựng kế hoạch cơ cấu
lại các khoản đầu tư theo hướng tiếp tục thoái giảm
các khoản đầu tư ngoài ngành, các khoản góp vốn
chậm tiến độ, hiệu quả thấp; đồng thời rà soát hoàn
thiện bổ sung các quy định quản lý đối với hoạt
động này. Tính đến 30/06/2015, tổng vốn đầu tư
thành lập công ty con, góp vốn liên doanh, cổ phần
của Vietcombank đạt khoảng 5.200 tỷ đồng, tương
đương 19% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ (thấp hơn
nhiều so với giới hạn cho phép của Luật các TCTD).
Trong đó, tổng vốn đầu tư của Vietcombank vào
lĩnh vực kinh doanh chính là chiếm trên 77%. Danh
mục đầu tư của Vietcombank hiện nay đảm bảo an
toàn và đạt hiệu quả đầu tư cao.
Bên cạnh đó, quy mô lợi nhuận của Vietcombank
luôn duy trì vị trí thứ nhất, thứ hai trong toàn hệ
thống. Các chỉ số hiệu quả ROAA, ROAE… luôn
vê tiên tê va ngân hang, nâng cao vai tro va hiêu qua
quan ly nha nước, chi đao, điêu hanh cua NHNN
trong linh vưc tiên tê, ngân hang, hô trơ cơ câu lai
cac TCTD. Trong thời gian 2011-2015, Chinh phu va
NHNN đã ban hành hàng loạt văn bản về các lĩnh
vực trọng yếu: Phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro; Giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Việc nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại TCTD Việt Nam;
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; Cac văn ban
liên quan tơi hoat đông cua Công ty Quản lý tài sản
của các TCTD (VAMC)… Qua đó đã góp phần cải
thiện mạnh mẽ tính an toàn, lành mạnh, minh bạch
của hệ thống các TCTD, tiến gần hơn các thông lệ,
chuẩn mực ngân hàng quốc tế… Song song với đó,
NHNN cũng đang từng bước triển khai áp dụng
chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II trong hệ thống
các TCTD với mục tiêu là đến hết năm 2015 có ít
nhất 10 NHTM trong nước triển khai áp dụng Basel
II theo phương pháp tiêu chuẩn và đến trước năm
2019, các ngân hàng này sẽ thực hiện theo phương
pháp nâng cao.
Thứ bảy,
xử lý nợ xấu đã và đang đi đúng mục
tiêu, định hướng và lộ trình. Việc thành lập VAMC
và hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đã giúp
đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Tính đến tháng
8/2015, VAMC đã mua được khoảng 182 ngàn tỷ
đồng dư nợ xấu, góp phần hỗ trợ các TCTD giảm dư
nợ xấu; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông
qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay
của TCTD...
Nhờ sự chủ động, nỗ lực và quyết liệt của toàn
ngành, nợ xấu đã được kiềm chế và xử lý một khối
lượng đáng kể. Từ năm 2012 đến hết tháng 6/2015, hệ
thống các TCTD đã xử lý được 82,4% tổng số nợ xấu,
góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức 10% ( khoảng 465
ngàn tỷ đồng) xuống còn 3,72% (khoảng 160 ngàn tỷ
đồng) cuối tháng 6/2015 và khoảng 3% ở thời điểm
hiện nay. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối
cảnh không trực tiếp sử dụng tiền từ ngân sách nhà
nước và nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Thực tiễn tái cơ cấu tại Vietcombank
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
về tái cơ cấu nền kinh tế và chỉ đạo của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước, ngay từ giữa năm 2012,
Vietcombank đã xây dựng Đề án tái cơ cấu đến
2015, trên nền tảng là chiến lược kinh doanh đến
năm 2020 với trọng tâm là “nâng cao năng lực tài
chính, tích cực xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản
trị, xây dựng lộ trình từng bước triển khai áp dụng
169.5
208.3
229.1
287.4
334.3
424.4
5,9%
22,9%
10,0%
25,5%
16,3%
27,0%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tiền gửi của khách hàng (nghìn tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng vốn qua các năm
HÌNH 1: HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK 2009-2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...60
Powered by FlippingBook