TCTC so 9 ky 2 IN - page 1

5
GDP tăng, đạt trên 83% vào năm 2015. Tỷ trọng lao
động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm,
còn khoảng 46,5%. Tập trung thực hiện tái cơ cấu về
đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngành nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn mới... Cụ thể:
Thứ nhất,
tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư
công: Thực hiện Luật Đầu tư công, đổi mới cơ chế
phân bổ vốn theo kế hoạch trung hạn. Tăng cường
quản lý, chủ động rà soát, tập trung vốn đầu tư cho
các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết và vốn
đối ứng các dự án ODA, khắc phục một bước tình
trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Tập
trung xử lý nợ xây dựng cơ bản. Hoàn thiện cơ chế
phân cấp quản lý đầu tư, nâng cao hơn trách nhiệm
của địa phương và chủ đầu tư. Hiệu quả đầu tư có
bước được cải thiện; tỷ lệ tổng đầu tư toàn xã hội so
với GDP giảm mạnh (còn 31% GDP) nhưng vẫn duy
trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước.
Tỷ trọng đầu tư công giảm dần, đầu tư ngoài nhà
nước tăng lên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục
hồi, vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 88
tỷ USD, thực hiện đạt 58,5 tỷ USD. Vốn ODA ký
kết khoảng 30 tỷ USD, giải ngân khoảng 23 tỷ USD,
đóng góp quan trọng vào phát triển kết cấu hạ tầng.
Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng, chiếm
khoảng 42% tổng đầu tư toàn xã hội.
Thứ hai,
tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,
trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty:
Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao. Tập trung hơn vào những lĩnh
vực then chốt, quốc phòng, an ninh, cung ứng hàng
hoá và dịch vụ công thiết yếu. Quản lý nhà nước được
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
Nhiều chuyển biến tích cực…
Có thể nói, tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan
trọng nhất trong các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một
quốc gia. Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt
Nam đã vượt qua nhiều thách thức giữa bối cảnh
khó khăn chung của kinh tế toàn cầu để đạt được
mức tăng trưởng khá trên các lĩnh vực.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
bình quân 5 năm ước đạt 5,82%/năm. Quy mô và
tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm
2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người
khoảng 2.200 USD. Sản xuất công nghiệp từng bước
phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 -
2015 tăng trên 7,5%; tỷ trọng công nghiệp chế biến,
chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Khu
vực nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất
tăng bình quân khoảng 3,9%/năm; độ che phủ rừng
đạt khoảng 42% vào năm 2015. Giá trị gia tăng khu
vực dịch vụ tăng khá, đạt bình quân 6,5%/năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng bình quân 14,7%/năm (loại trừ yếu
tố giá tăng khoảng 6,5%). Tổng doanh thu từ khách
du lịch tăng bình quân 21%/năm; khách quốc tế đạt
khoảng 8,7 triệu lượt vào năm 2015. Chất lượng
tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của
khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng
bình quân 3,8%/năm; vốn đầu tư được sử dụng hiệu
quả hơn.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam đã triển
khai thực hiện đề án cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết
hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh. Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong
ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂNKINHTẾ VIỆT NAM
TRONGGIAIĐOẠNMỚI
ThS. TRẦN THỊ THANH TÂM
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 đã được Đảng và Nhà nước
định hướng rõ ràng và cụ thể, đi kèm đó là các giải pháp nhằm quyết tâm thực hiện thắng
lợi các mục tiêu đề ra. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện các mục tiêu, kế hoạch trên đã có
những kết quả tích cực, tạo đà vững chắc cho giai đoạn 2016 - 2020.
1 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,...60
Powered by FlippingBook