Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
41
năm 2015, dòng vốn của khối ngoại rút khỏi các
thị trường mới nổi (16 nước mới nổi: Brazil, Chile,
Trung Quốc, Colombia, Cộng hoà Séc, Hong Kong,
Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Hàn Quốc,
Malaysia, the Philippines, Ba Lan, Thái Lan và Thổ
Nhĩ Kỳ) có thể lên tới 541 tỷ USD sau khi hút ròng
32 tỷ trong năm 2014. Đây sẽ là lần đầu tiên các thị
trường này bị rút vốn ròng kể từ năm 1998.
Ứng phó của Việt Nam
Những biến động của thị trường tài chính thế
giới đã có nhiều tác động đến Việt Nam trong năm
2015. Thị trường ngoại hối Việt Nam cũng chịu tác
động mạnh với việc tỷ giá VND/USD được điều
chỉnh tăng giá mạnh (5,3%) sau gần 4 năm ổn định.
TTCK Việt Nam biến động mạnh trong tháng 8/2015
mặc dù tính chung cả năm vẫn đảm bảo có sự tăng
trưởng (tăng 6,1% so với cuối năm 2014). Xu hướng
bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện trên
TTCK Việt Nam, đặc biệt trong tháng 11 và tiếp tục
tăng lên trong tháng 12/2015 với giá trị hơn 2.300 tỷ
đồng trên cả 2 SGDCK TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Hà
Nội (HNX). Trong khi đó, sức ép giảm lãi suất tiền
gửi USD đã buộc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất
tiền gửi USD của cả cá nhân và tổ chức về mức 0%/
năm nhằm ổn định thị trường ngoại hối và giảm kỳ
vọng vào việc tăng tỷ giá VND/USD. Ngoài ra, viêc
Fed nâng lãi suất cũng tạo sức ép tăng lãi suất tiền
gửi VND trong bối cảnh tỷ giá cũng chịu sức ép tăng.
Do đó, trong thời gian tới, xu hướng điều chỉnh lãi
suất tiền gửi VND của các ngân hàng có thể sẽ diễn
ra mạnh hơn với biên độ điều chỉnh cao hơn.
Để giảm thiểu những rủi ro từ biến động của thị
trường tài chính tiền tệ thế giới trong năm 2016 và
những năm tiếp theo, vấn đề ổn định thị trường,
giám sát thận trọng dòng vốn và củng cố niềm tin
vào đồng VND nên được ưu tiên ở Việt Nam. Trong
khi đó, xét về dài hạn, các biện pháp về thương mại,
tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu
Việt Nam, hạn chế nhập siêu Trung Quốc nên đi cùng
với các biện pháp tăng cường tính linh hoạt của đồng
VND khi vận dụng tỷ giá trung tâm để giảm thiểu
những tác động khi có biến động tiền tệ thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. ADB (2015), “Asian Development Outlook 2015 Update”, Sep 2015;
2. IMF (2015), “World Economic Outlook 2015 Update”, July 2015 ;
3. UNCTAD (2015), “World Investment Report 2015”. June 2015;
4. The Economist (2015), “China’s stockmarket: A crazy casino”, May 26, 2015;
5. Lê Thị Thùy Vân (2015), “Biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
và những tác động đến Việt Nam”, Tạp chí Tài chính tháng 9/2015;
6.
.
Sự sụt giảm cầu tiêu dùng từ Trung Quốc, giá
dầu thế giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong
vòng 12 năm đã đặt áp lực lên tăng trưởng kinh tế
và đồng nội tệ của một số nước mới nổi (Indonesia,
Malaysia, Nam Phi, Nga, Nigeria…). Bên cạnh đó,
kinh tế tăng trưởng chậm, bất ổn chính trị gia tăng
và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, đã chứng kiến
sự lao dốc của đồng nội tệ lira của Thổ Nhĩ Kỳ,
trong khi các nước khác như Chile, Colombia và
Mexico cũng trong tình trạng tương tự. Ngoài ra,
quyết định tăng lãi suất của FED vào tháng 12/2015
và khả năng tiếp tục tăng lãi suất FED trong năm
2016 sẽ càng khiến đồng nội tệ các nước mới nổi và
đang phát triển giảm giá mạnh hơn.
Sự đảo chiều của dòng vốn quốc tế
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước
ngoài, đặc biệt dòng vốn đầu tư gián tiếp, ra khỏi
các nước mới nổi trở nên rõ rệt hơn trong năm 2015.
Những năm trước đây, môi trường lãi suất thấp
ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác là nguyên nhân
tạo nên sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế
sang các thị trường mới nổi nhằm tìm kiếm mức
lợi suất cao hơn, do đó đã góp phần hỗ trợ cho sự
tăng trưởng của thị trường tài chính các nước mới
nổi (Brazil, Philippine, Indonesia, Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ…). Tuy nhiên, trong năm 2015, với sự giảm
giá của các đồng tiền các nước mới nổi, đồng USD
mạnh lên đã làm tăng nguy cơ rút, thoái vốn tại các
nền kinh tế mới nổi, khiến các nền kinh tế này phải
tìm biện pháp ứng phó. Trên thực tế, xu hướng rút
vốn của khối ngoại trên TTCK mới nổi và đang phát
triển ngày càng thể hiện rõ trong năm 2015 khi tăng
trưởng ở các thị trường này giảm tốc và đồng nội tệ
giảm giá mạnh so với USD.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và
Phát triển UNCTAD (2015), dòng vốn FDI toàn cầu
có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ khu vực châu
Á sang khu vực Bắc Mỹ và EU. Dự báo của Viện
Tài chính quốc tế (IIF, 2015) cũng cho thấy, trong
BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ USD, 2005-2015
Nguồn: Thomson Reuters
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...62
Powered by FlippingBook