40
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
mại của Mỹ thâmhụt nặng hơn và tăng lênmức kỷ lục
52.163 triệu USD vào cuối tháng 2/2015 và 41.863 triệu
USD vào cuối tháng 7/2015 (cao hơn nhiều so với mức
thâm hụt thương mại bình quân 13.025 triệu USD của
Mỹ trong giai đoạn 1950-2015). Đối với các nước đang
phát triển và mới nổi, đồng USD tiếp tục tăng giá có
thể khiến các khoản nợ USD của các nước này bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Trong đó, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ,
Indonesia, Nga và Nam Phi có thể sẽ rơi vào thời kỳ
kinh tế khó khăn hơn trong năm 2016, do chi phí vay
vốn tăng cao, đồng thời, ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Mặc dù vậy, đối với những nước có quan hệ thương
mại nhiều với Mỹ, việc đồng USD tăng giá sẽ giúp
hàng hóa xuất khẩu của các nước này có lợi thế cạnh
tranh hơn khi xuất khẩu sang Mỹ.
Cùng với các nhân tố về suy giảm kinh tế Trung
Quốc, sự dư thừa nguồn cung dầu, việc đồng USD
tăng giá mạnh trong khi đồng NDT có thể tiếp tục
giảm giá sẽ đẩy nhanh đà giảm của giá dầu, thậm chí
được dự báo có thể về ngưỡng 20 USD/thùng nếu
xu hướng tăng giá USD vẫn tiếp tục trong năm 2016.
Đồng tiền giảm giá mạnh làm tăng nguy cơ
khủng hoảng tiền tệ ở một số nền kinh tế
Theo số liệu thống kê tỷ giá của Reuters, trong
năm 2015 đồng nội tệ của phần lớn các nước mới
nổi đã giảm giá đáng kể so với đồng USD. Đồng
Real của Brazil đã giảm 25%, đồng Lira của Thỗ
Nhĩ Kỳ giảm 22%, đồng Ringgit Malaysia giảm giá
23,4%; đồng Rupiah Indonesia giảm giá 13,1% và
Baht Thái giảm 9,9%. Một số đồng tiền khác ở các
nền kinh tế mới nổi khác (Mexico, Nam Phi, Nga)
cũng giảm từ 12 đến 16%. Trong đó, một số đồng
tiền ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 17-20 năm
(kể từ khủng hoảng tài chính châu Á 1998) như Nga
(20 năm), Thổ Nhĩ Kỳ (17 năm), Indonesia (17 năm)
và Malaysia (17 năm). Cảnh báo về rủi ro khủng
hoảng tiền tệ diễn ra ở nhiều nền kinh tế mới nổi
(Indonesia, Nga…) khi các đồng nội tệ của các nước
này sụt giảm mạnh trong năm 2015.
thị trường Mỹ sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong
khi xuất khẩu sang các thị trường ngoài Mỹ có thể sẽ
chịu sức ép cạnh tranh (nếu đồng nội tệ của thị trường
nhập khẩu giảm giá nhiều hơn đồng nội tệ của nước
xuất khẩu); (iii) Mâu thuẫn trong điều hành chính sách
lãi suất ở các nước mới nổi khi phải đối mặt với áp lực
tăng lãi suất ở các nền kinh tế mới nổi nhằmngăn chặn
sự dịch chuyển dòng vốn nước ngoài chảy ra do lãi
suất Fed tăng, trong khi mặt bằng lãi suất vẫn cần duy
trì Fed thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tăng trưởng.
Trên thực tế, trong năm 2015, nhiều NHTW các
nước đã hạ lãi suất chính sách, nới lỏng tiền tệ nhằm
kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh
lạm phát thấp (NHTW Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Na
Uy, New Zealand, Hungary). Trong đó, tiêu biểu
một số nước thực hiện hạ lãi suất chính sách nhiều
lần trong năm 2015 như: Trung Quốc với 4 lần điều
chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm giảm chi phí vốn
cho các doanh nghiệp, kích khích tiêu dùng (lãi suất
cho vay có kỳ hạn 1 năm giảm từ 5,6%/năm xuống
còn 4,6%/năm); New Zealand với 3 lần giảm lãi suất
chính sách (từ 3,5%/năm xuống 2,75%/năm); Nga 2
lần giảm lãi suất chính sách (từ 12,5%/năm xuống
còn 11%/năm); Hungary với 2 lần giảm lãi suất
chính sách (từ 1,65%/năm xuống còn 1,35%/năm).
Tại các nền kinh tế phát triển (Anh, Nhật Bản, EU),
NHTW các nước vẫn tiếp tục giữ nguyên mức lãi
suất thấp đã được duy trì trong nhiều năm do nền
kinh tế vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn và
lạm phát chưa đạt mức mục tiêu. Ở trạng thái ngược
lại, sau khi Fed tăng lãi suất, một số nước có đồng
nội tệ neo với đồng USD đã tiến hành điều chỉnh
tăng lãi suất nhằm giảm áp lực giảm giá đồng nội
tệ, hạn chế sự đảo chiều của dòng vốn (Mexico tăng
lãi suất liên ngân hàng qua đêm từ 3% lên 3,25%;
Hồng Kông tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75%).
Đồng USD tăng giá mạnh nhất trong vòng 12 năm
Kinh tế Mỹ tăng tưởng tốt với nhiều triển vọng và
sự khởi sắc rõ rệt trong năm 2015 trong bối cảnh các
nền kinh tế phát triển khác (Nhật, EU) tăng tưởng
chậm và còn nhiều khó khăn là động lực chính hỗ
trợ cho đà tăng giá của đồng USD. Trong năm 2015,
chỉ số giá USD đã tăng 9,3% so với cuối năm 2014 và
tăng 23% so với cuối năm 2013 và đóng cửa ở mức
98,7 điểm vào ngày 31/12/2015. Chỉ số giá đồng USD
đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 23 năm (kể
từ năm 1993). Trong khi đó, đồng EUR đã giảm giá
hơn 10,5% so với đồng USD, đồng Bảng Anh giảm
4,3% và Yên Nhật giảm 2,4% so với USD.
Đồng USD tăng giá đã tác động mạnh tới lĩnh vực
xuất khẩuhànghóa và dịchvụ, làmcho cán cân thương
DIỄNBIẾNLÃISUẤTCHÍNHSÁCHCỦACỤCDỰTRỮLIÊNBANGMỸ(%)
Nguồn: Trading Economics