38
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
46% so với mức đáy 1.580 điểm (ngày 15/9). Tuy
nhiên, so với mức đỉnh (12/6), chỉ số SSEC vẫn
giảm 32% trong khi chỉ số SZSC vẫn giảm 26%.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều
biện pháp hỗ trợ thị trường, chỉ số chứng khoán
tổng hợp Thượng Hải và chỉ số chứng khoán tổng
hợp Thâm Quyến vẫn tiếp tục đà sụt giảm sau
những phiên phục hồi ngắn.
Cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong
năm 2015 (tăng trưởng kinh tế suy giảm, xuất
khẩu giảm sút, đồng NDT được điều chỉnh phá giá
mạnh…), biến động trên TTCK Trung Quốc cho
thấy sự phát triển thiếu bền vững của thị trường
này trong nhiều năm.
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ
Năm 2015 chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ
nhất về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Trung
Quốc trong vòng 10 năm qua trong bối cảnh tình
hình kinh tế nước này có nhiều khó khăn. Trung
Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 và đối
mặt với nhiều khó khăn khi dòng vốn ngoại tiếp tục
rút mạnh, xuất khẩu giảm nhiều tháng liên tiếp, thị
trường chứng khoán sụt giảm. Trong bối cảnh đó,
Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh mạnh
mẽ trong cơ chế tỷ giá hối đoái, nhằm khuyến khích
xuất khẩu, tận dụng cầu tiêu dùng ở nước ngoài để
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 11/8/2015, Cơ quan
điều hành thị trường tiền tệ Trung Quốc (CFETS)
ấn định tỷ giá tham chiếu đầu mỗi phiên dựa trên tỷ
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
sụt giảm mạnh
Trong năm 2015, thị trường chứng khoán (TTCK)
Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất kể
từ năm 2009 khi “bong bóng” chứng khoán ở Sở
giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Thượng Hải và
SGDCK Thâm Quyến bắt đầu vỡ từ sau khi đạt đỉnh
vào ngày 12/6/2015.
Trên thực tế, “bong bóng” TTCK Trung Quốc
bắt đầu hình thành từ tháng 6/2014 khi chỉ số chứng
khoán tổng hợp Thượng Hải (SSEC) tăng 153% chỉ
trong vòng 1 năm. Chỉ số chứng khoán tổng hợp
Thâm Quyến (SZSC) cũng tăng 180% trong cùng giai
đoạn. Tuy nhiên, kể từ sau ngày 12/6/2015, TTCK
Trung Quốc đã giảm điểm liên tục trên cả 2 SGDCK
với khoản thiệt hại về vốn hóa thị trường gần 4.000
tỷ USD. Các chỉ số SSEC và chỉ số SZSC giảm hơn
40% trong tháng 8/2015 so với mức đỉnh được thiết
lập ngày 12/6/2015. Mặc dù các biện pháp hỗ trợ thị
trường của Chính phủ Trung Quốc đã giúp thị trường
phục hồi trong một số thời điểm ngắn (9/7-23/7), tuy
nhiên, sự phục hồi này thiếu bền vững. TTCK Trung
Quốc giảm điểmmạnh đã khiến cho hơn 1.400 công ty
phải thông báo ngừng giao dịch trên thị trường, chiếm
khoảng 50% tổng số công ty đang niêm yết. Điều này
có nghĩa khoảng 2.600 tỷ USD bị đóng băng, tương
đương gần 40% vốn hóa thị trường trong tình trạng
không được giao dịch trong thời gian tới.
Tính đến ngày 31/12/2015, chỉ số SSEC đạt
3.539 điểm, tăng 21% so với mức đáy 2.927 điểm
vào ngày 26/8 và chỉ số SZSC đạt 2.308 điểm, tăng
NHÌN LẠI NHỮNG“CÚ SỐC”
TRÊNTHỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH–TIỀNTỆTHẾGIỚI NĂM2015
TS. LÊ THỊ THÙY VÂN
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Năm 2015 là năm chứng kiến nhiều biến động lớn nhất trên thị trường tài chính – tiền
tệ thế giới kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những sự kiện tiêu biểu
có thể kể đến là việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảmmạnh; Trung Quốc điều
chỉnh giảm giá nhân dân tệ; Mỹ tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 10 năm; đồng USD
tăng giá cùng với sự sụt giảmmạnh của giá dầu…