Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 32

34
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
động sản còn hiện hữu. Nếu chỉ một yếu tố không
kiểm soát, các kịch bản sẽ không như dự kiến. Bên
cạnh đó, nếu vì nhiều yếu tố tác động, luồng tiền
nước ngoài bùng nổ vận hành vào Việt Nam, thị
trường bất động sản Việt Nam 2016 sẽ không dự
kiến được biến động.
Kiến nghị chính sách
Có hai nhóm kiến nghị để thị trường bất động
sản hoạt động mạnh mẽ hơn đồng thời tránh được
các rủi ro và bong bóng bất động sản. Nhóm kiến
nghị thứ nhất liên quan đến tăng cường nguồn vốn,
luồng tiền cho thị trường bất động sản: Một là, cần
tiếp tục nghiên cứu ban hành khung khổ pháp lý để
tăng cường các công cụ tài chính bất động sản (hệ
thống tái thế chấp; hệ thống quỹ đầu tư tín thác bất
động sản; hệ thống quỹ tiết kiệm tương hỗ bất động
sản; hệ thống pháp lý về trái phiếu bất động sản…).
Hai là, tăng cường các hướng dẫn tạo điều kiện thu
hút nguồn vốn của các chủ thể có yếu tố nước ngoài
đầu tư vào bất động sản Việt Nam (Triển khai Luật
Nhà ở về khuyến khuyến khích các chủ thể có yếu
tố nước ngoài mua và sở hữu nhà trên địa bàn Việt
Nam). Ba là, tìm kiếm các luồng tài chính, các gói hỗ
trợ tài chính cho thị trường bất động sản.
Nhóm kiến nghị chính sách thứ hai liên quan đến
tăng cường tính minh bạch của thị trường: Một là,
triển khai nghiên cứu, ban hành chính sách về các
chỉ số đo lường thị trường bất động sản. Hai là, công
khai minh bạch các dự án, các công trình, tiến độ,
tình trạng tài chính của các dự án. Ba là, tiếp tục rà
soát các dự án chậm triển khai hoặc chậm tiến độ để
có giải pháp xử lý mạnh mẽ các dự án này.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Kim Chung, Nguyễn Thị Hải Yến (2015): “Kiều hối và bất động sản trong
bối cảnh các nguồn vốn tại Việt Nam hiện nay”, Hội thảo Kiều hối và Đầu tư,
Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. Trần Kim Chung, Nguyễn Thị Hải Yến (2015): “Liệu bất động sản có phải là
van xả của lạm phát”, Kỷ yếu Hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả năm 2015
và dự báo năm 2016”, Viện Kinh tế Tài chính.
Kịch bản thứ ba:
Thị trường bùng nổ. Kịch bản này
sẽ xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi. Thứ nhất,
thế giới không có biến động nào bất thường (Giá
dầu nằm trong phạm vi dự báo báo; Giá vàng ổn
định; Biển Đông không phát sinh bất ổn). Thứ hai,
kinh tế vĩ mô ổn định (tăng trưởng kinh tế khoảng
6,5% - 7%; lạm phát dưới 5%; doanh nghiệp nhà
nước tiếp tục cổ phần hóa và thoái vốn theo trình
tự; hệ thống ngân hàng tiếp tục được sắp xếp theo
dự kiến. Thứ ba, kiều hối tiếp tục tăng theo xu thế
trước năm 2015 (mỗi năm tăng thêm 1 tỷ USD). Thứ
tư, luồng tiền đầu tư nước ngoài vào thị trường bất
động sản tăng cao. Thứ năm, các công cụ tài chính
bất động sản được ra đời (quỹ đầu tư tín thác bất
động sản; ngân hàng tiết kiệm tương hỗ bất động
sản; trái phiếu bất động sản…). Kịch bản này đòi hỏi
nhiều yếu tố, nhiều điều kiện xảy ra cùng lúc và nỗ
lực của nhiều bên khác nhau. Tuy nhiên, kịch bản
này vẫn có thể xảy ra.
Những rủi ro có thể xảy ra
Cả ba kịch bản đối với thị trường bất động sản
năm 2016 đều phụ thuộc vào một số rủi ro sau:
Một là
, về tình hình quan hệ quốc tế và quan hệ
kinh tế quốc tế: Việc Việt Nam đạt được thỏa thuận
TPP là thuận lợi nhưng TPP có được 12 quốc gia phê
chuẩn đồng bộ hay lại không nằm ngoài tầm kiểm
soát của Việt Nam. Bên cạnh đó, giá dầu, giá vàng
quốc tế phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà Việt Nam
không quyết định được.
Hai là
, về kinh tế vĩ mô: Rất nhiều yếu tố cho thấy
kinh tế vĩ mô 2016 thuận lợi nhưng vẫn còn tiềm
tàng những rủi ro như về luồng tiền từ hệ thống
ngân hàng, thâm hụt cán cân thanh toán...
Ba là
, về thể chế, chính sách: Các giả định về hội
nhập, về kinh tế vĩ mô thuận lợi đồng hành với giả
định về quyết tâm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về thể
chế để xây dựng nền kinh tế thị trường. Tiếp tục đổi
mới thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi các bên hữu
quan rất nhiều, nhất là về rà soát, sửa đổi, bổ sung
các văn bản quy phạm pháp luật để có thể hội nhập
thắng lợi. Vì vậy, đây vẫn là một thách thức, một rủi
ro cho thị trường bất động sản phải tính đến.
Bốn là
, về thị trường: Thị trường bất động sản
Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập. Vì vậy, các rủi
ro về thị trường vốn quốc tế; những rủi ro về tác
động giá dầu quốc tế; những rủi ro về thị trường
chứng khoán thị trường vàng; tỷ giá… sẽ là những
yếu tố tác động mà thị trường bất động sản Việt
Nam luôn chịu sự tác động.
Năm là,
rủi ro đối tác: Các doanh nghiệp còn nợ
đọng trong bất động sản và rủi ro về tồn kho bất
Năm 2016 là năm đầu triển khai các hoạt động
kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, các
nguồn vốn đầu tư có yếu tố đầu tư công và
doanh nghiệp nhà nước sẽ có triển vọng tốt
hơn. Khi các nguồn vốn nhà nước và nước
ngoài có triển vọng tích cực, luồng vốn trong
dân sẽ được huy động và tham gia vào thị
trường bất động sản.
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...62
Powered by FlippingBook