Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
35
biệt. Trong khi các ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc (PBoC) đều mở rộng chính sách tiền tệ,
tại Mỹ, FED đã phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền
tệ từ quý II/2015. Dòng tiền có xu hướng rút ra khỏi
thị trường các nước mới nổi (cả trực tiếp và gián tiếp).
Số vốn rút khỏi 30 nền kinh tế mới nổi năm 2015 ước
khoảng 540 tỷ USD so với số vốn rót vào những nền
kinh tế này chỉ là 32 tỷ USD trong năm 2014.
Thị trường chứng khoán thế giới năm 2015
Trong 7 tháng đầu năm 2015, TTCK thế giới có
nhiều diễn biến trái chiều do tình hình kinh tế - xa
hôi, chính trị và các chính sách vĩ mô ở các nước có
khác nhau. Tuy nhiên, đến tháng 8 và tháng 9/2015
chi sô trên TTCK các nước trên thế giới đều giảm
điểm mạnh do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đặc
biệt là Trung Quốc, phá giá đồng NDT và sự sụt giảm
mạnh của TTCK Trung Quốc cùng những lo ngại về
việc FED tăng lãi suất.
Tháng 10/2015, hầu hết các chỉ số trên TTCK thế
giới đã tăng điểm khá trở lại sau giai đoạn trồi sụt 2
tháng trước đó, do những kỳ vọng tích cực từ việc
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt
được thỏa thuận. Bên cạnh đó, kỳ vọng FED sẽ hoãn
tăng lãi suất khiến giới đầu tư bắt đầu rót vốn vào Quỹ
Đầu tư cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu. TTCK thế giới
tháng 11/2015 diễn biến ổn định. Đầu tháng 12/2015,
TTCK thế giới tiếp tục xu hướng giảm do sự sụt giảm
mạnh của giá dầu và giá các hàng hóa cơ bản. Cụ thể,
diễn biến TTCK của 1 số nước, khu vực như sau:
“Bức tranh” kinh tế thế giới năm 2015
Năm 2015, mặc dù kinh tế thế giới có những
chuyển biến tích cực trong những tháng đầu năm,
song tốc độ tăng trưởng kinh tế lại chững lại trong
những tháng cuối năm, do giảm tốc của nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc và các nước mới nổi.
Hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại toàn
cầu có xu hướng giảm so với năm 2014. Trong bối
cảnh giá dầu giảm mạnh có thời điểm xuống dưới 40
USD/thùng, giá các hàng hóa cơ sở cũng giảm mạnh,
dòng vốn có xu hướng rút ra khỏi các thị trường mới
nổi gây áp lực lên tỷ giá các nước và Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất, rủi ro có xu
hướng tăng, đặc biệt đối với các nước mới nổi và các
nước đang phát triển.
Theo ước tính của các tổ chức quốc tế, tốc độ tăng
trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 đều giảm so với
năm 2014. Trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu,
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng toàn
cầu chỉ đạt 3,1% trong năm 2015, giảm so với mức
3,4% năm 2014. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính
tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,4%, thấp hơn
cả mức dự báo 2,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp
nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu năm 2015 có
nhiều biến động và đối mặt với nhiều cú “sốc” như:
Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán (TTCK) Trung
Quốc, sự phá giá mạnh của đồng nhân dân tệ (NDT)
và đồng tiền các nước mới nổi. Bên cạnh đó, các
nước lớn đang tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ khác
TRIỂNVỌNGTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNTHẾ GIỚI
NĂM2016
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Trong năm 2015, thị trường chứng khoán thế giới có nhiều biến động khi khá hứng khởi
vào nửa đầu năm, song lại ảm đạm vào cuối năm 2015, do tình hình kinh tế - xa hôi, chính
trị và các chính sách vĩ mô ở các nước có khác nhau. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2016 được kỳ vọng sẽ cao hơn so với năm 2015. Tuy nhiên, những rủi ro từ nền kinh tế
Trung Quốc, việc Mỹ nâng lãi suất... có thể sẽ tiếp tục tác động mạnh đến thị trường chứng
khoán toàn cầu.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...62
Powered by FlippingBook