TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
39
Mỹ tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 10 năm
Ngày 16/12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
đã thực hiện một quyết định có tính chất lịch sử trong
điều hành chính sách tiền tệ của mình, đó là tăng lãi
suất Dự trữ liên bang từ mức mục tiêu 0 - 0,25% lên
mức 0,25 – 0,5%, chấm dứt thời kỳ 7 năm duy trì lãi
suất ở mức thấp kỷ lục gần 0% nhằm hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Đây cũng là lần tăng lãi suất đầu tiên
của Fed trong gần 10 năm qua (6/2006-12/2015).
Lãi suất dự trữ liên bang là lãi suất mà các ngân
hàng trên toàn nước Mỹ sẽ áp dụng đối với những
khoản vay qua đêm dành cho các ngân hàng khác.
Thông qua việc tăng lãi suất Dự trữ liên bang mục
tiêu, Fed có thể phát tín hiệu cho thị trường về việc
chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt trong thời gian
tới. Quyết định tăng lãi suất được Fed đưa ra dựa
trên cơ sở các tín hiệu khả quan của nền kinh tế, gồm:
(i) Các hoạt động kinh tế tiếp tục diễn biến tích cực,
tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ tiếp tục tăng trưởng
tích cực với tốc độ bình quân năm 2,1% trong quý
III/2015; (ii) Chi tiêu của hộ gia đình và đầu tư của
doanh nghiệp tăng đều nhờ lạm phát thấp trong khi
hàng tồn kho giảm; (iii) Thị trường lao động có nhiều
tín hiệu tích cực với số việc làm mới tăng đều và tỷ lệ
thất nghiệp giảm xuống còn 5% vào tháng 10/2015 so
với mức đỉnh 10% của 6 năm trước (tháng 10/2009).
Dự báo, Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu các
điều kiện kinh tế trong nước tiếp tục diễn biến theo
xu hướng khả quan. Lãi suất của Mỹ có thể sẽ tiếp tục
tăng lên với các mức điều chỉnh nhỏ (0,25%) và đạt
mức 1,375% vào cuối năm 2016, có thể lên mức 2,375%
vào cuối năm 2017 và lên mức 3,25% trong dài hạn.
Việc Mỹ tăng lãi suất có thể tác động đến thị trường
các nước phát triển và các nước mới nổi. Đối với các
nước mới nổi, sự tác động của việc Mỹ tăng lãi suất
cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia và nhìn chung
thể hiện chủ yếu trên các khía cạnh: (i) Các quốc gia
vay nợ ngoại tệ nhiều (bằng đồng USD) sẽ phải chịu
áp lực trả nợ lớn hơn; (ii) Xuất khẩu các nước sang
giá ngoại hối đóng cửa liên ngân hàng của ngày hôm
trước và căn cứ theo mức cung - cầu trên thị trường
tiền tệ và diễn biến của các đồng tiền chủ chốt. Biên
độ dao động vẫn được giữ ở mức +/-2%. Cùng với việc
thay đổi cách điều hành tỷ giá, Trung Quốc đã gây bất
ngờ cho thị trường khi tăng mức tỷ giá tham chiếu
NDT/USD 3 ngày liên tục (từ 11/8/2015 – 13/08/2015)
với mức tăng xấp xỉ 4,6%, đưa tỷ giá NDT/USD xuống
mức thấp nhất 4 năm trở lại đây (ngày 13/8/2015, tỷ
giá NDT/USD là 6,4010 NDT). Dự báo của một số tổ
chức nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc cho rằng giá
trị đồng NDT có thể giảm về 8,0 NDT/USD vào cuối
năm 2016, tương ứng với việc đồng NDT có thể sẽ bị
phá giá khoảng 20% đến cuối 2016.
Quyết định này của Trung Quốc có thể giúp
tăng khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hóa
Trung Quốc trên thị trường thế giới, thúc đẩy xuất
khẩu và cải thiện tình hình kinh tế Trung Quốc
trong bối cảnh lạm phát thấp. Đồng thời, sự điều
chỉnh này cũng thể hiện những nỗ lực cải cách cơ
chế tỷ giá NDT theo hướng linh hoạt với thị trường
nhằm đáp ứng các yêu cầu được tham gia vào rổ
tiền tệ SDR của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Ngày
30/11/2015, Hội đồng Giám đốc của IMF đã quyết
định sẽ đưa đồng NDT vào danh sách các đồng
tiền quy đổi của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Đây là lần đầu tiên các thành phần của SDR thay
đổi kể từ năm 1999, khi Euro thay thế Mác (Đức)
và Franc (Pháp) trong rổ tiền tệ này. Như vậy, từ
ngày 1/10/2016, đồng NDT của Trung Quốc sẽ
chính thức trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế thứ
5 trong SDR, bên cạnh đồng USD, Euro, Yên Nhật
và đồng Bảng Anh. Với quyền số là 10,92% NDT
sẽ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn thứ 3 trong
SDR, đứng sau USD (41,73%) và Euro (30,93%). Tỷ
lệ phân bổ này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà các
nước thành viên phải trả khi vay mượn các đồng
tiền khác nhau từ IMF cũng như tác động đến dòng
chảy vốn trên thế giới.
BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN SSEC (THƯỢNG HẢI)
VÀ CHỈ SỐ SZSC (THÂM QUYẾN) (Điểm)
Nguồn: Thomson Reuters
BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ NDT/USD (2011-2015)
Nguồn: Thomson Reuters: