36
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
Những tháng tiếp theo, thị trường chịu ảnh hưởng
bởi những lo lắng xung quanh việc vỡ nợ của Hy Lạp
khi Chính phủ Hy Lạp gặp khó khăn trong việc gia
hạn nợ với các chủ nợ quốc tế. Tuy nhiên, gói cứu trợ
đã được thực hiện vào tháng 7, làm giảm nguy cơ loại
Hy Lạp ra khỏi châu Âu và mang đến sự ổn định cho
khu vực sau một thời gian biến động mạnh.
Để đối phó những biến động từ Hy Lạp, ECB
cũng đã thực hiện nhiều giải pháp bình ổn thị
trường; đồng thời tình hình kinh tế của EU có sự cải
thiện trong quý II/2015 giúp thị trường ổn định hơn.
Tuy nhiên, đến tháng 9/2015, khu vực này lại rơi vào
nguy cơ giảm phát; tăng trưởng vẫn không đồng đều
giữa các nước. Bên cạnh đó, sự giảm tốc của kinh tế
Trung Quốc làm cho thị trường sụt giảm mạnh trong
tháng 9 và tháng 10/2015.
Những tháng cuối năm 2015 thị trường dần phục
hồi khi ECB tiếp tục phát tín hiệu nới lỏng chính sách
tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính chung
cả năm 2015, TTCK Anh giảm gần 4,5%, Pháp tăng
trên 8%.
Thị trường chứng khoán châu Á
Nhật Bản
TTCK Nhật Bản có xu hướng tăng trong 7 tháng
đầu năm 2015 (tính đến cuối tháng 7, chỉ số Nikkei
225 tăng 18% so với cuối năm 2014). Tuy nhiên, giống
như TTCK các nước trong khu vực, trong 2 tháng
(tháng 8 và tháng 9), TTCK Nhật Bản giảm tới 18%
so với mức đỉnh hồi tháng 6. Đây là mức giảm mạnh
nhất trong hơn 3 năm qua do chịu ảnh hưởng tiêu
cực trước những dấu hiệu bất ổn của kinh tế trong
nước và sự giảm giá của đồng NDT. Sản lượng công
nghiệp của Nhật Bản bất ngờ sụt giảm 0,6% trong
tháng 7, sau khi hồi phục 1,1% trong tháng, tăng
trưởng GDP ước tính là âm 0,8%, các quỹ đầu tư liên
tiếp rút ròng khỏi TTCK nước này.
Trong hai tháng cuối năm 2015, TTCK nước này
tiếp tục xu hướng hồi phục khi thông tin về tăng
Thị trường chứng khoán Mỹ
TTCK Mỹ đầu năm giảm nhẹ, do giá hàng hóa
giảm sâu, đặc biệt giá dầu sụt giảm 9,4% và doanh
số bán lẻ của Mỹ bất ngờ suy giảm dẫn đến những lo
ngại về tăng trưởng và đồng USD tăng lên mức cao
nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Bước sang tháng 2/2015, TTCK Mỹ bắt đầu tăng
điểmvà có xu hướng ổn định cho tới đầu quý III/2015.
Những thông tin tích cực về tăng trưởng kinh tế vĩ
mô và sự cải thiện trên thị trường việc làm, cùng với
tuyên bố của FED về việc chưa nâng lãi suất do chưa
hội đủ các điều kiện cần thiết đã giúp thị trường duy
trì xu hướng tích cực trong thời gian trên.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2015 thị trường có những
phiên giảm điểm mạnh, do chịu tác động trước sự
sụt giảm mạnh mẽ của TTCK Trung Quốc và việc
phá giá đồng NDT. Tất cả các chỉ số trên TTCK Mỹ
đều giảm điểm khá mạnh trong tháng sau đó phục
hồi trở lại trong tháng 10, tháng 11. Tuy nhiên sang
tháng 12, TTCKMỹ có nhiều phiên giảmmạnh do tác
động của sự sụt giảm của giá hàng hóa và giá dầu.
Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 11/12/2015, 3 chỉ
số chính trên TTCK Mỹ đồng loạt giảm, chỉ số Dow
Jones giảm 1,76%, chỉ số S&P 500 giảm 1,94%, chỉ số
Nasdaq Composite giảm 2,21%. Tính chung cả năm,
thị trường chứng khoán mỹ giảm 2,23% so với thời
điểm cuối năm 2014.
Thị trường chứng khoán châu Âu
Trong những tháng đầu năm 2015, TTCK châu Âu
tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp việc giá dầu giảm ảnh
hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp trong ngành
Năng lượng. Việc ECB tiến hành chương trình mua
trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn hơn mong
đợi của giới đầu tư đã làm giảm giá đồng Euro, hỗ
trợ tích cực cho xuất khẩu và thúc đẩy đầu tư vào các
tái sản có lợi tức cao như cổ phiếu. Sự phục hồi của
các doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cho TTCK châu
Âu giai đoạn này.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ NĂM 2015
Nguồn: Bloomberg
HÌNH2: DIỄN BIẾN CHỈ SỐNIKKEI 225 - NHẬT BẢNNĂM2015 (điểm)
Nguồn: Bloomberg