TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 105

106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
ánh sản phẩm KHCN của TP. Hà Nội dưới dạng
các công nghệ có tính mới mẻ, hiện đại, có khả năng
sẵn sàng cung cấp cho thị trường rất ít, mà còn cho
thấy nhu cầu ứng dụng các công nghệ tiên tiến của
DN TP. Hà Nội còn thấp. Do năng lực hấp thụ công
nghệ mới hạn chế nên các DN chỉ thích mua các
công nghệ đã được ứng dụng thuần thục, được tiêu
chuẩn hóa cao về thông số kỹ thuật.
Trong số các loại sản phẩm KHCN, máy móc và
thiết bị công nghệ chiếm thị phần chủ đạo trong
hàng hóa của thị trường KHCN của TP. Hà Nội.
Điều này thể hiện rõ qua các lần tổ chức Chợ công
nghệ và thiết bị Hà Nội từ năm 2013 đến 2017, với
4.571 thiết bị công nghệ chào bán và 7.712 bản ghi
nhớ hợp đồng mua bán thiết bị công nghệ được thiết
lập. Trong đó, Techmart Hà Nội (2013) chào bán hơn
350 thiết bị công nghệ, Techmart Hà Nội (2015) chào
bán hơn 850 thiết bị công nghệ và Techmart Hà Nội
(2016) chào bán hơn 1.500 thiết bị công nghệ, trong
đó có 32 gian hàng của nước ngoài. Giá cả thiết bị
công nghệ được xác định qua hình thức thỏa thuận
giữa bên mua và bên bán trên chợ và có sự tư vấn
của các chuyên gia ở một số lĩnh vực. Ý kiến của một
số DN tham gia các kỳ Techmart cho rằng, có nhiều
công nghệ được chào bán giá cả còn cao so với khả
năng thanh toán của người mua.
Về sản phẩm phần mềm máy tính và sản phẩm
phần cứng: Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của
ngành Tin học, các DN trong linh vưc CNTT cua
TP. Hà Nội đã có nhiều phần mềm được mua bán và
chuyển giao trên thị trường cả trong và ngoài thành
phố. Qua các kỳ tổ chức chợ công nghệ và thiết bị,
phần mềm máy tính được chào bán ngày càng tăng.
Đặc biệt, trong kỳ Techmart Hà Nội (2016), có tới
361 phần mềm được chào bán, với sự tham gia của
các cơ quan, trường, viện lớn của Trung ương đóng
trên địa bàn Hà Nội như Viện Hàn lâm KHCN Việt
Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học
tự nhiên... các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu
nổi tiếng và có công nghệ, thiết bị tiên tiến như:
VNPT, Hanel, Toshiba, Sony, CMC, FPT...
Đối với loại hình dịch vụ nghiên cứu và phát
triển (R&D): TP. Hà Nội là một trong những địa
phương đi đầu của cả nước về loại hình này. Năm
2017, trong số đề tài đã được nghiệm thu của Thành
phố có 52% số đề tài khoa học đặt hàng triển khai
công nghệ được thực hiện bằng đơn đặt hàng. Hằng
năm, ngân sách dành cho KHCN không ngừng tăng,
trong số đó kinh phí của Thành phố dành cho hoạt
động R&D trong những năm gần đây tăng lên đáng
kể. Riêng năm 2017, Thành phố đã thực hiện tuyển
chọn được 55 đề tài KHCN, 16 dự án sản xuất thử
nghiệm do các tổ chức và cá nhân thực hiện.
Chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ
DN KHCN là yếu tố trung tâm, quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển thị trường KHCN, đổi mới
sáng tạo, ứng dụng KHCN, là nơi thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KHCN để tạo ra
sản phẩm hàng hóa từ kết quả R&D công nghệ. Theo
quy định của Bộ KHCN, DN được chứng nhận là
DN KHCN khi đã hoàn thành việc ươm tạo và làm
chủ công nghệ từ kết quả KHCN được sở hữu, sử
dụng, sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản
xuất thuộc các lĩnh vực công nghệ; DN đã thực hiện
chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ
sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp
pháp công nghệ theo quy định.
Tính đến nay, Sở KHCN Hà Nội đã thẩm định
hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận DN KHCN cho 41
DN trên địa bàn, tư vấn, hướng dẫn cho hơn 20
DN khác có tiềm năng trở thành DN KHCN trong
tương lai. Theo số liệu thống kê ở Bảng 2, chỉ
tính riêng trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm
2017, Thành phố đã cấp 31 giấy chứng nhận DN
KHCN. Các DN KHCN này chủ yếu hoạt động
trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền
thông; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp;
y tế; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu
mới; công nghệ bảo vệ môi trường và một số công
nghệ khác (cơ khí, chế tạo, đóng tàu, điện - điện
tử). Đây là các lĩnh vực quan trọng, chủ lực, trọng
Bảng 1: Số lượng văn bằng bảo hộ được c p
của TP. Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2017
Năm
Văn bằng
bảo hộ
sáng chế
Văn bằng
bảo hộ
giải pháp
hữu ích
Văn bằng bảo
hộ kiểu dáng
công nghiệp
Văn bằng
bảo hộ
nhãn hiệu
hàng hóa
2014
22
35
242
5.046
2015
38
36
226
4.528
2016
38
58
204
4.071
2017
53
58
262
4.460
Nguồn: Thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ qua các năm
Bảng 2: Số lượng DN được TP. Hà Nội
c p gi y chứng nhận DN khoa học và công nghệ
Năm Số lượng DN nộp
đơn đăng ký
Số lượng DN được cấp
giấy chứng nhận
2014
11
7
2015
13
10
2016
8
5
2017
13
9
Nguồn: Thống kê của Sở KHCN Hà Nội qua các năm
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110,111,112,113,114,115,...123
Powered by FlippingBook