TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 108

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
109
Hệ thống giáo dục tại Hải Phòng phát triển hơn các
địa phương lân cận. Chỉ số giáo dục của Thành phố
đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trường đại học, 16 trường
cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt,
phải kể đến Đại học Hàng hải Việt Nam là trường đầu
tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001 - 2000, trường
duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp được công nhận tại
tất cả các nước trên thế giới. Với hơn 60 năm xây dựng
và phát triển, Nhà trường đã đào tạo hàng vạn kỹ sư,
cử nhân, hiện chiếm trên 80% lực lượng cán bộ kỹ thuật
của các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế hàng hải của đất nước.
Tuy nhiên, những hạn chế về nhân lực cho phát
triển kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng cũng thể
hiện rất rõ. Nguồn nhân lực hàng hải hiện nay ở
Hải Phòng có các đặc điểm chung: Chất lượng chưa
cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, còn thiếu kinh
nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế,
chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương
trước những biến động của kinh tế quốc tế. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp
chuyên nghiệp trở lên chưa cao, lao động phổ thông
và lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp còn phổ biến
(chiếm 81,6%). Về cơ bản, năng suất lao động trong
lĩnh vực hàng hải thấp và lực lượng lao động chất
lượng cao tăng chậm.
Đánh giá tổng quát cho thấy bất cập mới nhất
trong phát triển nguồn nhân lực của Thành phố là
sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Cán bộ
lãnh đạo, quản lý tuy đông nhưng chưa mạnh; sự
am hiểu về luật pháp, hành chính, kinh tế, trình độ
ngoại ngữ, tin học... còn hạn chế; cơ cấu, trình độ,
độ tuổi còn mất cân đối. Nhân lực khoa học công
nghệ (KHCN) còn mỏng và yếu, chưa đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm
lượng KHCN cao; mất cân đối về ngành nghề đào
Chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu
Thời gian gần đây, nhân lực của TP. Hải Phòng
đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, chuyển nhanh sang các ngành
nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán,
điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tàu, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển,
logistics... Số người qua đào tạo có chiều hướng
tăng nhanh, chất lượng và trình độ đào tạo được
nâng dần đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tỷ lệ lao
động có bằng đại học và trên đại học gia tăng nhanh
nhất, trong đó tỷ lệ có bằng đại học tăng 6,8% trong
giai đoạn 10 năm.
NGUỒNNHÂN LỰC VÀ KHOAHỌC CÔNGNGHỆ
CHO PHÁT TRIỂNKINHTẾ HÀNGHẢI TP. HẢI PHÒNG
Nguyễn Thị Thanh
- Đại học Hàng hải Việt Nam *
Chất lượng nguồn nhân lực và việc ứng dụng khoa học có ý nghĩa quyết định, tạo động lực then
chốt cho phát triển kinh tế hàng hải tại TP. Hải Phòng, để Thành phố này phát huy được vai trò là
một cực trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân
lực và khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng và đề xuất một số giải
pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.
Từ khóa: Nhân lực, khoa học công nghệ, Hải Phòng
The human resources and the application
of science technology play a decisive role
in creating drives for maritime economic
development in Hai Phong promoting the
city key contribution to national economic
development. This paper reviews the current
situation of human resources and science and
technology for maritime economic development
inHai Phong and proposes solutions to improve
the quality of human resources and promote
the application of science and technology.
Keywords: Human resources, science and technology, Hai Phong
Ngày nhận bài: 13/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
*Email:
1...,98,99,100,101,102,103,104,105,106,107 109,110,111,112,113,114,115,116,117,118,...123
Powered by FlippingBook