TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 98

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
99
triển, các đại học vùng đã từng bước đạt được nhiều
thành tựu, khẳng định vai trò là đại học trọng điểm
Quốc gia.
Tuy nhiên, trước bối cảnh đại học công lập được
giao quyền tự chủ, vai trò của đại học vùng ngày
càng trở nên mờ nhạt, không phát huy được các thế
mạnh của mình. Việc trao quyền tự chủ cao đối với
các trường thành viên đã làm suy giảm vai trò của
đại học vùng, nguy cơ giải thể đại học vùng ngày
càng trở nên rõ nét.
Hiện nay, các đại học vùng đang thực hiện tổ
chức và hoạt động theo Thông tư số 08/2014/TT
– BGDĐT và Nghị định số 16/2015/NĐ – CP, tuy
nhiên, quyền hạn của đại học vùng trong bối cảnh
tự chủ chưa được đề cập tới một cách đầy đủ và rõ
ràng, điều này đã dẫn tới nhiều bất cập trong vận
hành hệ thống.
Theo lộ trình, các đại học công lập sẽ dần được
trao quyền tự chủ hoàn toàn, không còn nguồn từ
NSNN, Nghị định số 16/2015/NĐ – CP cho phép các
trường đại học công lập (bao gồm cả Đại học vùng
và các đơn vị thành viên) tiến tới tự chủ hoàn toàn
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và
tài chính song Thông tư số 08/2014/TT – BGDĐT về
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học
vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên đã
không còn phù hợp với tình hình mới.
Theo Thông tư số 08/2014/TT – BGDĐT, đại học
vùng có nhiệm vụ báo cáo và trình Bộ Giáo dục phê
duyệt các vấn đề liên quan tới đề án nhân sự, hoạt
động đào tạo và quản lý tài chính của các cơ sở giáo
dục đại học thành viên và của hệ thống, điều này vô
hình chung biến đại học vùng thành một bước quản
lý trung gian trong thời kỳ tự chủ đại học, đặc biệt
là khi các trường thành viên được giao tự chủ hoàn
toàn thì vai trò “trung gian” này ngày càng trở nên
thừa thãi.
Việc giải thể đại học vùng sẽ trở thành một tất
yếu nếu không giải quyết vấn đề tự chủ của đại học
vùng và các đơn vị thành viên. Với những đơn vị
có bề dày lịch sử thì việc giải thể đại học vùng sẽ là
một cơ hội lớn để phát triển nhưng ngược lại, với
các cơ sở giáo dục đại học còn non trẻ thì đây quả
thực là một khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó, đại
học vùng giải thể sẽ gây lãng phí nguồn lực cũng
như những sự xáo trộn khác trong quản lý nhân sự.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn
và phát triển các đại học vùng
Theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/01/2018
của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm
việc với Đại học Huế, các đại học vùng gồm Đại học
Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng sẽ
được mở rộng cơ chế hoạt động, tăng tính chủ động
trong điều hành quản lý các hoạt động thực hiện lộ
trình tự chủ đại học, được áp dụng cơ chế tương tự
như hai Đại học Quốc gia.
Bảng 2: Bảng xếp hạng Top 15 trường đại học hàng đầu Việt Nam
Cơ sở giáo dục đại học
Điểm xếp
hạng tổng thể
Vị trí xếp hạng
Tổng thể Nghiên cứu
khoa học
Giáo dục và
đào tạo
Cơ sở vật chất
và quản trị
Đại học Quốc gia Hà Nội
85,3
1
2
1
1
Đại học Tôn Đức Thắng
72,0
2
1
5
24
Học viện Nông nghiệp
70,6
3
4
8
6
Đại học Đà Nẵng
68,7
4
6
4
18
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
67,8
5
5
2
39
Đại học Cần Thơ
64,6
6
12
6
3
Đại học Bách khoa Hà Nội
64,1
7
7
11
25
Đại học Huế
62,2
8
14
3
15
Đại học Duy Tân
61,1
9
3
16
46
Đại học Sư phạm Hà Nội
60,4
10
9
13
20
Đại học Quy Nhơn
59,6
11
8
22
22
Đại học Mỏ-Địa chất
57,8
12
15
10
26
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
56,9
13
10
34
4
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
56,7
14
13
25
10
Đại học Lâm nghiệp
56,4
15
17
17
9
Nguồn: Báo cáo một cách xếp hạng các cơ sở giáo dục Đại học Việt nam (2016-2017) - Lưu Quang Hưng (Chủ biên) và Nguyễn Ngọc Anh (Đồng chủ biên)
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...123
Powered by FlippingBook