TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 96

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
97
như mục tiêu sứ mạng của mình.
Tại Việt Nam, vấn đề tự chủ đại học được nêu rõ
trong Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết
định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động
đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ
quốc tế, tổ chức và nhân sự”.
Tự chủ đại học được Hiệp hội Đại học châu Âu
xác định bao gồm các thành tố sau:
- Tự chủ về học thuật: Các đại học có quyền quyết
định về chương trình đào tạo, phương pháp giảng
dạy cũng như quyền quyết định về quy mô, phạm
vi, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
- Tự chủ về tài chính: Các đại học có quyền quyết
định trong việc huy động và phân bổ ngân sách,
được quyết định mức học phí cũng như tự chủ
trong quản lý sử dụng ngân sách của mình.
- Tự chủ về cơ cấu tổ chức: Các đại học có quyền
tự thiết lập cơ chế cũng như điều lệ trường đại học,
thành lập hội đồng đại học cũng như bầu ra các trung
tâm ra quyết định cũng như bổ nhiệm các cá nhân.
- Tự chủ về nhân sự: Các đại học có quyền quyết
định và chủ động trong việc tuyển dụng, trả lương
và chế độ đãi ngộ với người lao động.
Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Giáo dục
2005, trường đại học được quyền tự chủ trong 05
hoạt động:
(1) Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch
giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được
phép đào tạo;
(2) Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển
sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp
Nội dung về tự chủ đại học
Tùy theo nhận thức vai trò của Nhà nước về giáo
dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, vấn đề
tự chủ đại học được mỗi quốc gia hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Tự chủ đại học được nhìn nhận
theo hai khía cạnh: Một là, giáo dục đại học thoát ra
khỏi sự kiểm soát, hạn chế của các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như các ảnh hưởng chính trị; Hai là,
các tổ chức giáo dục đại học có quyền tự do đưa ra
các quyết định về các thức tổ chức hoạt động cũng
Đại học vùngtrước bối cảnhtự chủ:
Giải pháp tồntại và phát triển
ThS. Phan Thị Thái Hà
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên *
Tự chủ được coi là xu thế phát triển tất yếu, là điều kiện cần thiết đối với các trường đại học. Theo
Tuyên bố Prague của Hiệp hội Đại học Châu Âu (2009), các trường đại học cần được tăng cường tự
chủ để có thể phục vụ tốt hơn cho xã hội. Trong các tuyên bố khác nhau, Hiệp hội Đại học châu Âu
cũng đều khẳng định vai trò quan trọng của cơ chế tự chủ đối với các tổ chức giáo dục đại học và
toàn xã hội nói chung. Tại Việt Nam, tự chủ đại học cũng đang trên lộ trình hoàn thiệnmở ra những
cơ hội phát triển lớn cho các trường đại học công lập nói chung và các đại học vùng nói riêng.
Từ khóa: Đại học vùng, tự chủ đại học, khoa học, công nghệ, nhân sự
Autonomy is forecast as an indispensable
development trend, which is a prerequisite
for universities. According to the Prague
Declaration of the European University
Association (2009), universities need to be
autonomized to better serve the society. In
various statements, the European University
Association also affirmed the important role
of autonomy for higher education institutions
and the wider society as a whole. In Vietnam,
university autonomy is also on the way opening
up great development opportunities for both
public universities and regional universities.
Keywords: Regional university, university autonomy,
science, technology, human resources
Ngày nhận bài: 6/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/3/2018
Ngày duyệt đăng: 9/3/2018
*Email:
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,...123
Powered by FlippingBook