TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 35

36
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
2017 trị giá 97.400 nghìn tỷ Yên (880 tỷ USD). Đây
là quy mô ngân sách lớn nhất từ trước đến nay,
với mục tiêu tiếp tục tăng chi tiêu cho an sinh xã
hội, quốc phòng và những lĩnh vực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Việc thực thi chính sách Abenomics đã đem
lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế Nhật
Bản trong gần 5 năm qua, đặc biệt là những
thành công với 2 mũi tên đầu tiên là bơm tiền
vào thị trường thông qua kích thích hệ thống tài
chính và tạo việc làm thông qua chính sách nới
lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Chính sách trọng tăng trưởng trong Abenomics,
đặc biệt là chương trình mua lại trái phiếu của
BOJ đã làm tốc độ tăng trưởng GDP của nước
này lấy lại mức tăng trưởng dương giai đoạn
vừa qua, đặc biệt vào năm 2013 khi vừa thực
thi chính sách Abenomics. Xuất khẩu và niềm
tin của giới đầu tư, các DN Nhật Bản được cải
thiện. Việc tăng cung tiền nhằm phá giá đồng
Yên đã có tác động tích cực đến tình hình xuất
khẩu, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hóa Nhật Bản trên thị trường nước ngoài, đặc
biệt là châu Âu và Mỹ.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản,
nền kinh tế này đã tăng trưởng trở lại, đạt mức 1,6%
trong năm 2017 và quý IV/2017 là quý tăng trưởng
thứ tám liên tiếp, chuỗi tăng trưởng dài nhất kể từ
những năm 1980.
Những tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế là
điều được chính quyền Thủ tướng Abe mong đợi,
nó chứng minh được tính hiệu quả của chính sách
kinh tế Abenomics. Chính sách tiền tệ táo bạo đã
khắc phục tình trạng giảm phát kéo dài từ các thập
kỷ trước và đồng Yên yếu đi đang hỗ trợ tích cực
cho xuất khẩu, gia tăng lợi nhuận của công ty và
thị trường chứng khoán, giúp lượng khách du lịch
nước ngoài ngày càng tăng, thu nhập của các DN
cũng tăng trưởng nhanh chóng, giúp kinh tế Nhật
Bản thoát khỏi khó khăn.
Tác động của Abenomics đến kinh tế Việt Nam
Bên cạnh những tác động rõ ràng đối với sự
phục hồi kinh tế Nhật Bản, chính sách Abenomics
còn tạo được những ảnh hưởng tích cực đến quan
hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua,
mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản
đã được Chính phủ hai nước vun đắp và phát triển
trở thành đối tác chiến lược. Nhật Bản là nước viện
trợ vốn ODA lớn nhất vào Việt Nam. Về đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2013, Nhật Bản
dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư FDI vào Việt Nam…
Theo chiến lược tăng trưởng của Abenomics,
Chính phủ Nhật Bản hướng tới tăng cường đầu tư
cho hạ tầng ở nước ngoài. Phương châm mà Chính
phủ nước này đề ra là dự kiến đến năm 2020 sẽ
đầu tư khoảng 30.000 tỷ Yên cho cơ sở hạ tầng ở
nước ngoài, trong đó, Việt Nam là điểm đầu tư
được Nhật Bản đặc biệt coi trọng. Nếu Nhật Bản
đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam thì hệ
thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam sẽ hoàn chỉnh hơn
và có lợi cho cả hai nước. Abenomics cũng đề cao
vấn đề cải thiện thị trường lao động của Nhật Bản
bằng cách nới lỏng luật tuyển dụng lao động nước
ngoài, đặc biệt là những lao động có trình độ và tài
năng. Nhật Bản có chủ trương tiếp nhận lao động
Việt Nam sang làm việc và nhiều DN đang tiếp
nhận các thực tập sinh của Việt Nam. Chính phủ
Nhật Bản đã mở rất nhiều những đặc khu kinh tế,
trao quyền cho DN tự do lựa chọn lao động, đây
là những cơ hội cho thị trường xuất khẩu lao động
của Việt Nam.
Ngoài ra, trong Chiến lược tăng trưởng của
Abenomics, Nhật Bản còn chú trọng phát triển
các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ chăm sóc
người già. Dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều hộ lý, điều
dưỡng viên. Đây là một lĩnh vực mà 2 nước có thể
thúc đẩy hợp tác.
Những gợi ý chính sách với Việt Nam
Trên thực tế, chính sách Abenomics vẫn
đang tiếp tục được triển khai thực hiện ở Nhật
Bản. Không thể phủ nhận những thành tựu mà
chương trình này đạt được, tuy nhiên không
phải là không có những hạn chế. Sau 5 năm kể
từ khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền và thực
thi Abenomics, nền kinh tế Nhật Bản đã trở nên
mạnh hơn nhưng vẫn đó khoảng cách khá xa so
với cuộc cách mạng mà ông cam kết sẽ mang lại.
Nhiều hứa hẹn của chính sách Abenomics vẫn
Bên cạnh những tác động rõ ràng đối với
sự phục hồi kinh tế Nhật Bản, chính sách
Abenomics còn tạo được những ảnh hưởng
tích cực đến quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản
với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam. Trong những năm qua, mối quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản đã được
Chính phủ hai nước vun đắp và phát triển trở
thành đối tác chiến lược.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...123
Powered by FlippingBook