TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
27
Mũi tên 1: Chính sách tiền tệ táo bạo.
Xác định nguyên nhân lớn nhất của suy thoái
kinh tế là giảm phát nên điều mà Chính phủ của
Thủ tướng Abe nhắm tới trước tiên với mũi tên thứ
nhất là xóa bỏ giảm phát. Đề ra một mục tiêu lạm
phát là giải pháp mà Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản (BoJ) đưa ra. Một lượng lớn tiền được tung ra
kể từ đầu mùa xuân 2013 (với mức cung tiền cơ bản
đang từ 130 nghìn tỷ Yên tăng lên 270 nghìn tỷ yên)
nhằm thay đổi kỳ vọng của thị trường và ổn định
mục tiêu lạm phát là 2%. Tương tự như nhiều nền
kinh tế phát triển khác, lạm phát 2% mỗi năm tại
Nhật Bản được coi là tối ưu để khuyến khích các
công ty đầu tư và người tiêu dùng chi tiêu. Mức
lạm phát này cũng đủ thấp để tránh làm dấy lên
cuộc khủng hoảng siêu lạm phát từng làm tê liệt
nền Cộng hòa Weimar (nước Đức) những năm 1920
và Zimbabwe gần đây. Bên cạnh đó, việc nới lỏng
định lượng không giới hạn, điều chỉnh giá đồng
Yên, sửa đổi Luật Ngân hàng cũng đã được Nhật
Bản xúc tiến.
Mũi tên 2: Chính sách tài khóa linh hoạt.
Nhằm kích thích nền kinh tế, Abenomics đã
nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường
chi tiêu. Cùng với việc triển khai các gói kích thích
kinh tế, tập trung cho phúc lợi xã hội là việc củng
cố tài khóa, giải quyết nợ công. Ngoài ra, Chính phủ
Nhật Bản cũng tìm cách nâng cao nguồn thu bằng
cách tăng thuế tiêu thụ từ 5-8% và giai đoạn sau này
(năm 2019) sẽ là 10%.
Mũi tên thứ 3: Chiến lược tăng trưởng thúc đẩy đầu
tư tư nhân.
Thực chất đây là chính sách tái cấu trúc nền kinh
tế. Mũi tên thứ ba của Abenomics được kỳ vọng
sẽ tạo đòn bẩy kích thích khu vực tư nhân trong
các vấn đề chuyển dịch công nghiệp, tăng cường
nhân lực và cải cách hệ thống việc làm, tăng năng
lực cạnh tranh về vị trí thay vì chuyển hoạt động ra
nước ngoài, năng lượng sạch và hiệu quả, xây dựng
xã hội tuổi thọ cao đi đôi với sức khỏe, mở rộng xuất
khẩu và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp, khoa
học và công nghệ. Ngoài ra, chìa khóa quan trọng
của mũi tên thứ ba này chính là việc tham gia Hiệp
định TPP và các hiệp định thương mại tự do khác
của Nhật Bản.
Phiên bản mới của 3 mũi tên và mũi tên thứ tư.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2 thực hiện, từ tháng
10/2015, 3 mũi tên trong chiến lược Abenomics
tập trung cụ thể hơn vào mục tiêu kinh tế tăng
trưởng mạnh (GDP đạt mức 600 ngàn tỷ Yên),
tăng cường hỗ trợ sinh và nuôi dạy trẻ nhỏ trong
bối cảnh nhân khẩu học bất lợi đối với phát triển
(nhằm duy trì được mức dân số 100 triệu trong
vòng 50 năm tới), cải thiện an sinh xã hội (nhằm
giảm gánh nặng dân số già hóa lên hệ thống phúc
lợi xã hội). Ngoài ra, gần đây cũng đã xuất hiện
nhiều ý kiến về mũi tên thứ tư của Abenomics,
theo đó “kiện toàn tài chính cần trở thành mũi tên
thứ tư” (dù có một số phản đối cho rằng “Đó đơn
giản chỉ là một lý thuyết tăng thuế”), hay quan
điểm “Dữ liệu mở” (Open Data) cần trở thành mũi
tên thứ tư góp phần “Phát triển những ý tưởng
vượt trội bằng cách mở rộng dữ liệu công khai của
chính phủ cho khu vực tư nhân”. Cũng liên quan
đến mũi tên thứ tư, tháng 9/2013, Thủ tướng Abe
từng phát biểu “hiệu quả kinh tế của Thế vận hội
Olympic Tokyo 2020 theo ý nghĩa nhất định sẽ là
mũi tên thứ tư của Abenomics”.
Thanh tưu kinh tế Nhật Bản
sau 5 năm thưc hiên Abenomics
Dù còn tồn tại nhiều đánh giá trái chiều về
Abenomics, nhưng những kết quả đạt được sau 5
năm thực hiện là minh chứng cho thấy hiệu quả rõ
rệt của chiến lược này. Những thành tựu kinh tế của
Abenomics thể hiện trên một số khía cạnh:
Thư nhât, tình hình kinh tế khả quan.
Theo những số liệu thống kê mới nhất, kinh tế
Nhật Bản đang ở trong giai đoạn tăng trưởng liên
tục dài nhất trong gần 30 năm qua. Cụ thể, GDP
trong quý IV/2017 tăng 0,1% so với quý trước (tính
theo năm là 0,5%) và đây là quý tăng trưởng thứ 8
liên tiếp của kinh tế Nhật Bản. Đầu tư vốn tăng 0,7%
(một phần để đối phó với tình trạng thiếu nhân
lực). Xuất khẩu tăng 2,4% (nhờ xuất khẩu linh kiện
điện thoại thông minh và xe hơi tăng mạnh). Tiêu
dùng cá nhân đã tăng 0,5%, lần đầu tiên tăng sau 2
quý. Trước việc nhu cầu trong nước thúc đẩy tăng
trưởng GDP, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Motegi
Toshimitsu cho rằng, tiêu dùng cá nhân tăng lên
cho thấy hồi phục kinh tế đang lan tỏa tới từng gia
đình và một vòng tuần hoàn kinh tế tích cực đang
hình thành.
Sự hồi phục kinh tế được phản ánh rõ nét thông
qua sự tăng trưởng chứng khoán Nhật Bản. Theo
đó, bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên
đến mức 24.000 Yên lần đầu tiên trong khoảng 26
năm, dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát càng
rõ nét. Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các
công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những nhận
xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh
tế cao độ của Nhật Bản đang một lần nữa được tái
hiện lại.
Thư hai, sự biến chuyển tích cực của các chỉ tiêu kinh