TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
29
nước vẫn chưa cảm nhận được thực sự sự hồi
phục của nền kinh tế sau 5 năm thực hiện chính
sách Abenomics. Điều này phản ánh thực tế rằng
chính sách Abenomics, đặc biệt là chính sách tài
khóa cho đến nay vẫn thiếu sự kết nối chặt chẽ để
mang lại cảm nhận về sự phục hồi cho người dân
trong cả nước.
Để giúp người dân cảm nhận được rõ ràng
sự phục hồi của nền kinh tế, Chính phủ của Thủ
tướng Abe cần chuyển sang nới lỏng các chính sách
tài khóa, đồng thời thúc đẩy cải cách cơ cấu mạnh
mẽ hơn nữa để nâng cao năng suất. Thủ tướng
Abe gần đây đã kêu gọi DN nâng lương của nhân
viên lên 3% để thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng đảng cầm quyền của
Nhật Bản hiện nay vẫn còn rất nhiều việc phải làm
để thuyết phục người dân rằng nền kinh tế của
họ đã bước vào con đường phát triển vững chắc.
Nếu làm được điều đó, Abenomics sẽ còn thu được
nhiều thành quả khả quan hơn.
Vấn đề thứ hai liên quan tới mũi tên thứ 2 và 3.
Có thể nói chính sách tiền tệ của Abenomics đang
diễn ra khá hiệu quả của chính sách này cũng không
quá khó khăn và mất nhiều thời gian. Với việc nới
lỏng tiền tệ để vượt qua giảm phát, mũi tên đầu tiên
đang bay đúng hướng. Vấn đề nằm ở mũi tên thứ
hai và mũi tên thứ ba.
Việc thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt -
mũi tên thứ hai vẫn còn đang “bay ở nửa chừng”.
Việc mở rộng tài chính trong ngắn hạn đang diễn
ra. Tuy nhiên, nửa sau là xây dựng lại tài chính
công trong trung hạn. Việc xây dựng lại tài chính
công, có thể phải cắt giảm đáng kể hệ thống an
sinh xã hội. Hệ thống an sinh xã hội hiện nay tại
Nhật Bản cho phép lương hưu được chi trả từ tuổi
65 ngay cả đối với người có thu nhập cao và tuổi
thọ trung bình trên 80 tuổi. Việc tái thiết ngân sách
đòi hỏi phải xem xét lại và đây thực sự là một quá
trình rất khó khăn cũng như cần tới sự thấu hiểu
của người dân.
Nếu như mũi tên đầu tiên và mũi tên thứ hai
là những vấn đề về nhu cầu của nền kinh tế (về
phía sử dụng tiền, thuộc bên cầu), thì mũi tên
thứ ba liên quan đến chiến lược phát triển, thay
đổi cấu trúc các ngành nghề công, nông nghiệp…
bằng cách thay đổi luật áp dụng đối với các công
ty (nghĩa là vấn đề của bên cung). Quá trình
quyết định chính sách của hai bên cung và cầu
là tương đối khác nhau. Chính sách tiền tệ có thể
tạo ra những thay đổi rất lớn bằng cách ra các
quyết định ngắn gọn, chẳng hạn như tại các cuộc
họp. Còn đối với một chiến lược phát triển, việc
ra quyết định là không hề đơn giản, đồng thời
kết quả cũng không thể kỳ vọng sẽ nhanh chóng
đạt được chỉ trong một sớm một chiều.
Thứ tư,
lý thuyết mà Abenomics đưa ra về cơ
bản là thông qua việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ
giải quyết tình trạng giảm phát, đẩy mạnh chi
tiêu công của chính phủ và thực hiện các cải cách
cơ cấu cần thiết như thúc đẩy tăng trưởng nông
nghiệp và chú trọng tự do thương mại để phục
hồi nền kinh tế. Trên thực tế, những thành tựu
của chiến lược “ba mũi tên” của Thủ tướng Abe
5 năm qua đã mang lại nhiều kỳ vọng vào “sự
hồi sinh” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ sự thành
công ở trong nước với Abenomics, Thủ tướng Abe
có thể sẽ tiếp tục thành công hơn nữa trong việc
nâng cao vị thế của Nhật Bản trong khu vực và
toàn cầu. Những thành tựu của chính sách táo bạo
Abenomics cũng như sự phục hồi vững vàng của
nền kinh tế Nhật Bản thực sự mang ý nghĩa rất
lớn đối với các nước châu Á, khi nước này luôn
là một đối tác thương mại và đầu tư quan trọng
trong khu vực.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Quý Long, “Cải cách Abenomics ở Nhật Bản”, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, 10/2017;
2. Viện Nghiên cứu Mizuho, truy cập 21/12/2017 (
ri.co.jp/publication/research/pdf/urgency/report171221.pdf - truy cập
25/2/2018);
3.
, truy cập 21/2/2018;
4. Văn phòng Nội các Nhật Bản, Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản và Nội
các (Truy cập 21/2/2018 -
shimon/kaigi/
minutes/2017/0125/sankou_02.pdf;
/
headline/pdf/seicho_senryaku/seichosenryaku2017_1.pdf;
5. International Monetary Fund, “How to Reload Abenomics”, August 2, 2016
(
-
how-to-reload-abenomics - truy cập 20/2/2018).
hình 2: tăng trưởng GDP của Nhật Bản (%)
Nguôn: