30
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
tăng trưởng) bắt đầu triển khai từ đầu năm
2013. Với mục tiêu mong muốn đẩy nhanh tốc
độ phục hồi kinh tế thông qua tăng tổng cầu
và kích thích chi tiêu, chính phủ Nhật Bản đã
thông qua kênh thị trường tài chính bơm ra thị
trường 20,2 nghìn tỷ Yên (210 tỷ USD, gọi là gói
thứ nhất, tháng 1/2013), trong đó 10,3 nghìn tỷ
Yên (116 tỷ USD) là chi tiêu trực tiếp của Chính
phủ. Gói kích thích kinh tế này tập trung xây
dựng các dự án quan trọng, cơ sở hạ tầng như
cầu, đường hầm, và những con đường chống
động đất ở Nhật Bản. Một gói kích thích 5,5 tỷ
USD riêng biệt tiếp theo sau được mở ra trong
tháng 4/2014 (gọi là gói thứ hai). Đến tháng
12/2014, sau cuộc bầu cử, ông Shinzo Abe tiếp
tục đẩy một gói chi tiêu khác, trị giá 3,5 nghìn
tỷ Yên (gọi là gói thứ ba, tháng 1/2015). Ngày
7/10/2015, BOJ đã quyết định duy trì chính
sách nới lỏng tiền tệ hiện nay, với chương trình
kích thích kinh tế trị giá 80 nghìn tỷ Yên tương
đương 665 tỷ USD (gọi là gói thứ tư), do xu
hướng giảm phát của nền kinh tế Nhật vẫn gia
tăng. Cuối cùng, ngày 2/8/2016, Chính phủ Nhật
Bản tiếp tục thông qua gói kích thích 28,1 nghìn
tỷ Yên tương đương 240 tỷ USD (gói thứ năm).
Như vậy, tổng giá trị các gói kích thích đưa ra
thị trường là gần 140 nghìn tỷ Yên, song hệ quả
tác động lên lạm phát và tăng trưởng theo đánh
giá là vẫn chưa rõ ràng, vì còn tùy thuộc vào sự
hấp thụ của nền kinh tế Nhật Bản.
Cùng với đó, chính sách tiền tệ không chính
thống, đặc biệt là chương trình mua tài sản chưa
từng có của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
(BOJ) cũng được thực hiện như là một trọng tâm
của chiến lược Abenomics. Theo đánh giá của
M
ặc dù vẫn còn có nhiều cách hiểu khác
nhau về giới hạn công cụ trong chính
sách Abenomics của Thủ tướng Shinzo
Abe, song công cụ Abenomics đề cập đến một tập
hợp chính sách tiền tệ và tài chính tích cực, kết hợp
với cải cách cơ cấu, hướng tới việc kéo Nhật Bản
ra khỏi suy thoái giảm phát trong nhiều thập kỷ.
Thực tiễn chuyển tiếp từ Abenomics 1.0 đến 2.0
Trong chương trình cải cách Abenomics ở
Nhật Bản, việc sử dụng kích thích tài chính theo
trường phái Keynes (lấy lạm phát kích thích
CÔNGCỤTÀI CHÍNHTIỀNTỆTRONGABENOMICS:
TÁC ĐỘNGVÀHÀMÝ CHOVIỆT NAM
PGS.,TS. Phạm Quý Long
- Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á *
Bước sang năm 2018, kinh tế Nhật Bản đã có sự kích thích lớn hơn nhờ tiếp tục được can thiệp
bằng các công cụ tài chính tiền tệ của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nhật Bản năm 2018 dự kiến quanh ngưỡng 1,7%. Tuy nhiên, sau 5 năm áp dụng, Abenomics cần
tiếp tục được tổng kết, đánh giá và có sự điều chỉnh phù hợp. Bài viết phân tích và làm rõ tác động
của công cụ chính sách tài chính, tiền tệ đã được sử dụng như là đòn bẩy quan trọng trong chính
sách Abenomics ở Nhật Bản, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam
Từ khóa: Nhật Bản, kinh tế, Abenomics, cải cách, tài chính, tiền tệ
By 2018, the Japanese economy has more
stimulus by continuing to intervene with
financial instruments such asAbenomics policy
of PrimeMinister ShinzoAbe. Accordingly, the
economic growth of Japan in 2018 is expected
to be around 1.7%, however, after 5 years of
application, Abenomics policy continues to be
reviewed, evaluated and adjusted accordingly.
The paper analyzes and clarifies the impacts
of monetary and fiscal policy instruments that
have been used as leverage in the Abenomics
reform in Japan, thus recommending some
implications for Vietnam.
Keywords: Japan, Econmics, Abenomics, reform, finance, currency
Ngày nhận bài: 8/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/3/2018
Ngày duyệt đăng: 3/3/2018
*Email: