32
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
đẩy nền kinh tế, trong chiều ngược lại, quá trình
tích lũy các khoản nợ công đã biến Nhật Bản trở
thành nước có món nợ công lớn nhất trong số các
nước phát triển.
Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe vào thời
điểm 2013 vẫn đặt hy vọng phép màu chính sách
tiền tệ phi thường của Abenomics có thể thay đổi
và tạo ra sự năng động mới, bắt đầu với việc làm
giảm tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh xuất khẩu. Theo
đó, đồng Yên đã giảm 50% so với đồng USD kể từ
cuối năm 2012. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu đã
ấm trở lại và chỉ số chứng khoán Nikkei đã được ổn
định, song các kết quả này cũng chỉ dừng lại trong
ngắn hạn và thiếu bền vững.
Cũng cần lưu ý rằng, đồng Yên yếu là con
dao hai lưỡi, nó có thể làm tăng giá hàng nhập
khẩu, có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng và dẫn
đến giảm chi tiêu. Đồng thời, do nguyên nhân
khách quan, giá dầu toàn cầu giảm mạnh, trong
đó đã giảm từ hơn 100 USD/một thùng vào năm
2014 xuống còn khoảng 30 USD - 50 USSD/một
thùng trong suốt nửa đầu năm 2016. Điều này
đã làm tăng giảm phát của Nhật Bản (cho dù đầu
tháng 1/2018 giá dầu đã tăng lên trong khoảng
trên dưới 60USD). Tiếp tục giữ quan điểm lạc
quan trong trung hạn nhưng Nhật Bản vẫn có
nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái sau hai quý
tăng trưởng GDP âm vào năm 2014 và tiếp theo 2
quý tăng trưởng dương của năm 2015. Đến năm
2016 GDP của Nhật Bản mới tăng trưởng dương
trở lại và kết thúc năm 2017, GDP đã đạt 1,8%.
Trích dẫn từ phân tích trên chuyên mục Financial
Times, số năm 2015, tác giả Martin Wolf đã chỉ ra
rằng, lực lượng lao động của Nhật Bản hoạt động
tốt, có năng suất ngày càng tăng và chỉ khoảng
3,1% tỷ lệ thất nghiệp, nhưng đất nước sẽ rất áp
lực trong việc duy trì tăng trưởng khi mà dân
số ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Vì vậy,
các nhà quan sát cho rằng, những thay đổi về
cơ cấu sâu hơn là cần thiết. Những lý do hợp lý
được viện dẫn rằng, kể từ năm 1997 đến nay do
thực tế mức tiền lương đã giảm 9%, nếu muốn có
nhu cầu tiêu dùng cao hơn dựa trên tiền lương
tăng thêm thì cần phải có một sự nhận thức mới,
hướng tới cuộc cách mạng căn bản về tiền lương,
hoặc một sự thay đổi căn bản về nhân khẩu học,
nếu không nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục rơi
vào vòng luẩn quẩn đó.
Trái ngược với đa số người lạc quan và ủng hộ
chính sách cải cách của Thủ tướng Shinzo Abe, một
số nhà phê bình khác lại cho rằng Abenomics mang
lại rủi ro khá lớn cho Nhật Bản.
Một số người theo trường phái bảo thủ cũng
cho rằng, chính sách nới lỏng tiền tệ có thể thúc
đẩy lạm phát phi mã, trong khi những người
mang tâm trạng hoài nghi khác lại cho rằng, kế
hoạch của ông Abe khó có thể đảo ngược tình
trạng giảm phát đậm và sâu như hiện nay. Ngoài
ra, còn có những mối lo lắng về nợ quốc gia của
Nhật Bản, trong đó, hiện tại Chính phủ Nhật
Bản nợ hơn 11 nghìn tỷ USD đã vượt qua 245%
GDP. IMF đã nhiều lần cảnh báo rằng, các mức
nợ không bền vững, bất chấp cấu trúc nợ công
của Nhật Bản có tính đặc thù cao. Đó là lý do tại
sao Thủ tướng Abe đã cố gắng để giảm thâm hụt
bằng cách tăng thuế. Sự gia tăng trong năm 2014
về thuế tiêu thụ quốc gia từ 5% lên 8% làm tăng
thêm tác nhân chán nản chi cho tiêu dùng và có
khả năng gây ra một cuộc suy thoái mới. Kết quả
là các kế hoạch đã đẩy nền kinh tế bị chững lại và
việc quyết định tăng thuế lên đến 10% đã được
hoãn lại cho đến sau năm 2018, quyết định này
được cho là làm suy yếu các mục tiêu phát triển
bền vững tài khóa.
Đồng thời, lãi suất tiêu cực (lãi suất âm) - công cụ
tiền tệ chưa được kiểm định, đã làm cho nhiều nhà
kinh tế tạm dừng việc đưa ra các đánh giá lạc quan.
Bản thân BOJ cũng bị phân ly thành các nhóm ý
kiến trái chiều, nhiều ý kiến lo ngại rằng chính sách
này có thể làm hỏng hệ thống ngân hàng. Lãi suất
tiêu cực có thể không thực sự khuyến khích chi tiêu
nhưng và có thể làm tăng thêm áp lực giảm phát.
Cũng có quan điểm khác cho rằng, những nỗ lực
tài chính và tiền tệ có thể cung cấp cho Chính phủ
như một cái cớ để trì hoãn cải cách cơ cấu. IMF đã
từng cảnh báo: Nếu không có thêm những cải cách,
Nhật Bản có nguy cơ rơi vào tăng trưởng thấp hơn
và giảm phát, suy giảm tài chính và phụ thuộc quá
nhiều vào kích thích tiền tệ với những hậu quả tiêu
cực đối với khu vực (Báo cáo IMF,2014).
Hình 1: Biến động trong chính sách tiền tệ của nhật bản
Lưu ý: Tiền cơ sở tính bằng nghìn tỷ Yên Nhật và Lợi tức trái phiếu 10 năm tính bằng %
Nguồn: Bank of Japan (BoJ) and Thomson Reuters