TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 33

34
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
ở châu Á tiếp tục có dấu hiệu tăng trưởng mạnh.
Trong việc theo đuổi năng suất và hiệu quả đầu tư
cao hơn, các nhà đầu tư Nhật Bản như Quỹ Đầu
tư Chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân như các
công ty bảo hiểm nhân thọ dự định sẽ chuyển phần
lớn danh mục đầu tư của họ đến châu Á. Các khu
vực có triển vọng để đầu tư tập trung vào các lĩnh
vực phi sản xuất và tài chính khác cũng như các
dự án cơ sở hạ tầng. Dòng vốn vào thị trường này
được đánh giá là rất có tiềm năng bởi các chính sách
tài khóa và tài chính nới lỏng đang được thực thi
ở Nhật Bản. Tuy nhiên, mọi dự báo cũng cần có sự
tính toán độ rủi ro của thời hạn chính sách thay đổi.
Việc cẩn trọng và quan sát kỹ động thái phản ứng
của thị trường vốn là điều cần thiết cho các nước
thu hút đầu tư.
Thứ tư,
về dòng vốn đầu tư từ châu Á vào Nhật
Bản sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á, nếu nền kinh
tế Nhật Bản hồi sinh thành công. Để hỗ trợ như một
loại đầu tư, Chính phủ Abe đang thực hiện các biện
pháp chiến lược phát triển để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp FDI phát triển, thu hút các chuyên gia
có trình độ và giảm tỷ lệ thuế doanh nghiệp.
Trong dài hạn, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư
nước ngoài từ châu Á đến Nhật Bản là khuynh
hướng gần như không thể tránh khỏi. Bởi vì mức
độ tích lũy và tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Nhật
Bản đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, một
phần do sụt giảm thu nhập thực tế, tiếp đến là
sự gia tăng lão hóa của dân số Nhật Bản. Hiện
tượng này đã trở nên tiêu cực trong năm 2013, tỷ
lệ tiết kiệm hộ gia đình suy giảm, khiến cho Chính
phủ Nhật Bản khó khăn trong việc huy động vốn
nhàn rỗi trong dân. Các tài khoản tài chính đã
chảy ra ngoài hệ thống tài chính Nhật Bản, khi mà
BOJ loan báo áp dụng chính sách lãi suất âm (lãi
suất tiêu cực). Nhiều dự báo cho thấy, cán cân tài
khoản vãng lai của Nhật Bản ở khu vực tư nhân
sẽ thâm hụt vào năm 2020, có nghĩa là nền kinh tế
Nhật Bản sẽ phải phụ thuộc nhiều vào tiết kiệm
nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu
tư châu Á.
Nhóm 2:
Việt Nam cũng cần lưu ý đặc điểm thực
tế trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Nhật
Bản hiện nay trong xử lý vấn đề vốn vay ODA của
Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản luôn phải đối mặt với nguy
cơ rủi ro nợ công. Tuy nhiên, với Abenomics, ông
Abe đã theo đuổi công cụ chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ theo trường phái Keyens – dùng
lạm phát có chủ đích để kích thích tăng trưởng
thông qua tăng tổng cầu.
Thực tế cho thấy, Nhật Bản đang thực hiện chính
sách nới lỏng tài khóa và tài chính hướng tới mục tiêu
lạm phát 2% về giá cả và lãi suất đồng yên ở mức tiêu
cực từ năm 2016 (lãi suất âm). Câu hỏi đặt ra là với
hiện trạng Chính phủ Nhật Bản dư thừa nguồn cung
tiền và thực hiện áp dụng chính sách lãi suất tiêu cực
sẽ có tác động Việt Nam như thế nào khi tiếp nhận
vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản? Cụ thể là Việt
Nam có thể khai thác được những gì trong việc chấp
nhận các điều kiện vay (tín dụng) theo hướng có lợi
cho Việt Nam?
Đây là mấu chốt cần lưu ý trong quyết định các
điều kiện tín dụng đối với khoản vay tương đương
1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản giải
ngân trong năm tài chính 2017 (Nhật Bản đã đồng
ý về mặt nguyên tắc là cam kết hỗ trợ ODA cho
Việt Nam 1 tỷ USD). Vốn vay ODA của Nhật Bản
cho Việt Nam được tính toán trên cơ sở đồng Yên,
vì vậy, Việt Nam cần lưu ý tới yếu tố thời gian
trong giải ngân nguồn vốn này, bởi các biến động
bất lợi của thị trường ngoại tệ quốc tế liên quan tới
tỷ giá giữa đồng Yên với USD theo hướng hạ thấp
đồng Yên có chủ định. Nếu Abenomics thành công
và các cuộc chiến tiền tệ như được cảnh báo chưa
sớm nổ ra trên thị trường tiền tệ thế giới, chúng ta
có thể tiên liệu rằng, tỷ giá Yên và USD sẽ có sự
biến động rõ rệt theo hướng có lợi cho Nhật Bản.
Thứ đến là liên quan tới điều kiện lãi suất tiền vay.
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam cần xem lại vị
thế trong quá trình thương thảo với đại diện Chính
phủ Nhật Bản theo hướng hạ thấp lãi suất ở mức
phù hợp, tùy thuộc theo tính toán trên cơ sở ảnh
hưởng của chính sách lãi suất âm từ BOJ, hoặc theo
hướng thời hạn ân hạn kéo dài…
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Quý Long (2017) (chủ biên), Cải cách Abenomics ở Nhật Bản, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017;
2. Phạm Quý Long (2017), Quản lý rủi ro nợ công ở Nhật Bản, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2015;
3. A. Frangos, “Japan’s Problem: Demographics or Money?”, The Wall Street
Journal, 6 Dec 2015;
4. E. Warnock and P. Landers, “How Japan’s ‘Abenomics’ Reached an Impasse”,
The Wall Street Journal, 10 Feb 2016;
5. J. Frankel, “Slow-growth economics: some lessons from Japan”, The
Guardian, 13 Sep 2013;
6. J. Soble, “Severe Contraction and Falling Prices in Japan Signal Tough Test
for Abenomics”, The New York Times, 14 Feb 2016;
7. Hanns Günther Hilpert, “Japan After Two Years of Abenomics”, SWP
Comments, April 2015.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...123
Powered by FlippingBook