106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Kluwer Academic Pblishers).
Mục đích của chuyển giá là để giảm “lãi thực”.
Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều dấu hiệu
để đặt nghi vấn các doanh nghiệp (DN) FDI tại Việt
Nam có chuyển giá hay không. Một trong các dấu
hiệu đó là: Các DN thường báo lỗ trong nhiều năm
nhưng vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất; tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể... Để
thực hiện được mục tiêu này, các DN FDI thực hiện
chuyển giá qua những “chiêu trò” sau:
Thứ nhất,
định giá nhập khẩu máy móc, nguyên
liệu cao. Các DN này định giá cao khi nhập khẩu
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ… Khi xuất khẩu sản phẩm thì khai với giá bán
thấp, không quan tâm đến lợi ích của DN tại nước
tiếp nhận đầu tư, dù là có vốn của họ. Sau khi đạt
được mục tiêu lợi nhuận, các DN FDI có thể dừng
hoạt động, bán lại DN, hoặc giải thể, phá sản… Các
nhà đầu tư đã có ý đồ chuyển giá thường chủ động
khai tăng giá trị tài sản đầu vào như máy móc, thiết
bị, bí quyết kinh doanh… trong báo cáo có liên quan
để tạo giá trị lớn hơn về tài sản cố định của DN.
Điều này vẫn tiếp diễn trong quá trình sản xuất và
kinh doanh sau này, giá cả máy móc thiết bị mới khi
cần bổ sung, thay thế đều được “thổi phồng” lên tạo
nên giá trị ảo về vốn...
Thứ hai,
nâng cao giá trị thực của các tài sản cố
định vô hình như bí quyết kinh doanh, các sản phẩm
độc quyền…
Thứ ba,
cấu kết giữa các công ty mẹ - con, giữa
các công ty cùng tập đoàn định sẵn mức giá mua –
bán, định sẵn mức lợi nhuận hay lãi – lỗ cho các DN
tại Việt Nam.
Dấu hiệu và “thủ đoạn” chuyển giá
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính
sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn,
công ty đa quốc gia qua biên giới không theo giá
thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công
ty đa quốc gia trên toàn cầu (theo Andrew Lymer &
Jonh Hasseldine, The Internatinal Taxation System,
Một sốvấnđề về cHUYỂNGIÁ
TRONG CÁC DOANHNGHIỆP FDI
ThS. Kiều Thị Tuấn
- Học viện Ngân hàng *
Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, góp phần tăng số thu vào ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ…Tuy nhiên, bên cạnh
những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, quá trình hoạt động doanh nghiệp FDI đã và đang nổi lên
tình trạng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh với các doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng không tốt đếnmôi trường đầu tư tại Việt Nam.
Từ khóa: Chuyển giá, trốn thuế, doanh nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngân sách nhà nước
In recent years, the FDI enterprises have
significant contributions to the socio-
economic development such as raising the
state budget revenue, improving balance of
payment, advancing technology, developing
market economy in Vietnam, solving the
problem of unemployment, human capacity
building and improving the living quality
for labours, etc. However, in addition to the
positive contributions, the FDI sector has also
shown the negative effects such as: transfer
pricing practice, tax evasion or unhealthy
competition with local enterprises which
cause negative effects to the investment
environment of Vietnam.
Keywords:Transferpricing,taxevasion,FDIenterprise,statebudget
Ngày nhận bài: 12/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 16/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/4/2018
*Email: