TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
99
nếu như mức chênh lệch giữa nhóm 20% thu nhập cao
nhất và nhóm 20% thu nhập thấp nhất trong năm 1995
là khoảng 7 lần, đến 2010 đã tăng lên đến 9,2 lần (năm
mới nhất có số liệu thống kê). Qua một thước đo khác,
hệ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập) cũng cho thấy xu hướng gia tăng bất bình
đẳng ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong năm
1995 hệ số này của Việt Nam là 0,357 nhưng đã tăng
lên đến 0,43 trong năm 2010.
Giải pháp phát triển nông nghiệp
trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Với những thách thức đặt ra, để phát triển lĩnh vực
nông nghiệp cần tập trung giải quyết một số nội dung
quan trọng sau:
Một là,
hoàn thiện thể chế, khung pháp lý thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp thông minh, đáp ứng yêu
cầu Cách mạng công nghiệp 4.0. Cần tính đến yếu tố
đặc thù về vốn, quy mô đất đai, hạ tầng cơ sở trong
nông nghiệp, nông thôn... để xây dựng hệ thống cơ
chế, chính sách riêng biệt đáp ứng với đòi hỏi của thực
tiễn. Trước mắt, sớm có các chính sách ưu đãi hơn về
hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai,
thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao để tạo sức hút ban đầu đối với các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư, nhất là với hoạt động
khởi nghiệp trong nông nghiệp. Cần có cơ chế chính
sách nhằm thúc đẩy phát triển các DN nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao; chính sách kết nối các ngành
công nghiệp với nông nghiệp; giúp nông dân có thể
gắn kết được với với hệ thống nghiên cứu và triển
khai. Đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo
của các tổ chức, cá nhân và DN để tạo ra nhu cầu
mạnh mẽ, hấp thụ tri thức và áp dụng công nghệ tiên
tiến vào phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả, năng
suất, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Hai là,
xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng
phát triển nông nghiệp thông minh. Chính phủ cần
kịp thời định hướng cho nghiên cứu, xây dựng và
hoàn thiện mô hình nông nghiệp thông minh làm cơ
sở để các địa phương trên cả nước tổ chức triển khai
thực hiện.
Mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
cần đáp ứng một số yêu cầu: Cần cụ thể hóa các
mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008
của Bộ Chính trị về tam nông, nhằm bảo đảm cho
nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát
triển trong điều kiện cách mạng khoa học và công
nghệ ngày càng thông minh và hiện đại; Thay đổi
tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đổi mới tổ chức
sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn kết chặt chẽ
5 nhà (DN, nông dân, nhà nước, nhà khoa học và
ngân hàng) để tạo ra một bước đột phá mới trong
nông nghiệp; Phát huy tốt lợi thế so sánh của từng
vùng, từng địa phương trên cả nước và phải phù
hợp với bản đồ cấu trúc sản phẩm chiến lược quốc
gia nhằm thúc đẩy phát triển các nông phẩm chủ
lực, tạo thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị
trường khu vực và quốc tế.
Cùng với đó, cần rà soát và đẩy nhanh quá trình
tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng đón đầu, lựa chọn và đi thẳng
vào nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học -
công nghệ tiên tiến, hiện đại; Bổ sung chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch sẵn sàng các điều kiện để thực hiện
phát triển nông nghiệp thông minh trong việc hội
nhập, hợp tác; Đổi mới tư duy và phương thức quản
lý điều hành, hoạch định cơ chế chính sách phù hợp
với sự thay đổi có tính cách mạng về công cụ, công
nghệ sản xuất và quản lý.
Ba là,
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tạo
việc làm cho lực lượng lao động nông thôn dư thừa.
Cần thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục,
đào tạo theo hướng: Hội nhập quốc tế; Xây dựng các
chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các ngành khoa học
- công nghệ; Xây dựng hệ thống các viện nghiên cứu
phục vụ phát triển nông nghiệp thông minh và liên
kết với mạng lưới tri thức toàn cầu; Phát huy các trung
tâm nghiên cứu của các vùng, khu nông nghiệp công
nghệ cao để trao đổi, trình diễn, áp dụng công nghệ
tiên tiến, cải thiện năng lực sáng tạo trong quá trình
sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhà nước bổ sung
nguồn ngân sách dành cho an sinh - xã hội, đặc biệt
là dùng để hỗ trợ lao động có thể bị mất việc trong
ngành nông nghiệp khi chịu tác động bởi cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
Bốn là,
nâng cao nhận thức cho các đối tượng trong
xã hội về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng
cường tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để
nâng cao nhận thức đúng đắn trong toàn xã hội về
những thay đổi do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
mang tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư - Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo cấp học viện;
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2017), Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt
Namtrong bối cảnh Cáchmạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế;
3. Báo Tin tức Việt Nam (2016), “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”:
-
kv-i-20160120215723260.htm;
4. Nghiêncứuquốctế(2014),“Cáchmạngcôngnghiệp”:/1http://nghiencuuquocte.
Org/2014/12/l 1/cachmang-cong-nghiep/.