TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 104

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
103
Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội lớn
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bởi những lợi
thế sau: Tham gia đàm phán và ký kết nhiều Hiệp
định thương mại tự do (FTA); Có cơ chế khuyến
khích thu hút FDI vào các hoạt động sản xuất, thay
đổi hàng lang pháp lý về môi trường đầu tư và bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là cơ sở nền tảng để kết
nối khu vực tư nhân trong nước với khu vực FDI,
nhất là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Với tỷ lệ trên
90% trong tổng số các DN tại Việt Nam hiện nay, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có điều kiện
tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó
khai thác được những cơ hội cho sự phát triển của
bản thân DN cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Trước hết là cơ hội tiếp cận thị trường để tham
gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu các ngành hàng mà
Việt Nam có thế mạnh như lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy
sản… kết hợp sự cắt giảm thuế quan cùng những
kinh nghiệm đã có ở các thị trường quen thuộc để
nâng cao giá trị gia tăng cho DN.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát
triển các mạng lưới nhà cung cấp trong nước, kết
nối các DN với các khâu lắp ráp cuối cùng, DN có
thể chuyển sang sản xuất các sản phẩm phức tạp
hơn và đa dạng hóa giỏ hàng hóa xuất khẩu. Như
vậy, DNNVV trong nước có tiềm năng rất lớn, thậm
chí còn có khả năng chiếm lĩnh được vị thế DN đầu
chuỗi về lâu dài.
Cùng với cơ hội tham gia các chuỗi giá trị lớn hơn,
DNNVV có cơ hội được tiếp cận những hỗ trợ về kỹ
thuật, công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực
của các công ty đa quốc gia, từ đó nâng cao năng suất
lao động, gia tăng năng lực quản lý, có động lực đổi
mới hệ thống máy móc – công nghệ để sản xuất các
sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà đối tác
mong muốn. Ngoài ra, các DNNVV có khả năng tiếp
cận cơ sở dữ liệu và thông tin trực tuyến, đem lại
thuận lợi cho quá trình kinh doanh đến hợp tác kinh
doanh và thông tin thị trường. Đặc biệt là cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng kinh doanh trực
tuyến đem lại nhiều lợi ích cho các DNNVV như:
Tham gia dễ dàng vào thị trường toàn cầu để mua,
bán hàng hóa, dịch vụ, lan tỏa thông tin nhanh chóng
đến nhiều đối tượng khách hàng, tiết kiệm chi phí
về mặt bằng, chi phí quảng cáo… Đây là một trong
những điều kiện gia tăng cơ hội cũng như thúc đẩy
quá trình phát triển của DNNVV Việt Nam khi tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Bên cạnh cơ hội gia tăng xuất khẩu các ngành
hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may,
giày dép, các sản phẩm và thiết bị điện tử, thủy sản;
DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, do nền tài chính
mỏng, công nghệ yếu, nguồn nhân lực về cơ bản còn
bất cập. Theo thống kê của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cuối năm 2017
cho thấy, 65% DNNVV gặp khó khăn trong tìm kiếm
khách hàng; 44% gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn
vốn; 31% gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân sự thích
hợp; 25% gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục
hành chính, pháp lý; 20% gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm mặt bằng kinh doanh cũng như tìm kiếm nhà
cung cấp; 14% gặp khó trong tìm kiếm công nghệ phù
hợp. Với những khó khăn về khách hàng, thị trường,
kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, 62% khách hàng
chính của DN tư nhân trong nước là các cá nhân và
DN tư nhân trong nước. Trong khi đó, DN càng nhỏ,
tỷ lệ vay vốn ngân hàng càng thấp… Nguyên nhân
chủ yếu là do:
Thứ nhất,
xu hướng bảo hộ gia tăng, đặc biệt là
ở một số nền kinh tế hàng đầu thế giới và một số
khu vực mà Việt Nam đang định hướng thị trường,
khiến việc thực hiện ký kết các hiệp định thương
mại quốc tế gặp phải thách thức lớn. Đây là thử
thách đối với DNNVV Việt Nam khi muốn tham
gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ hai,
sự gia tăng áp lực cạnh tranh với DNNVV
Việt Nam khi các DN FDI đều có xu hướng mang
theo cụm DN có sẵn trong chuỗi cung ứng của mình
hoặc các chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sẵn. Do vậy,
các DN nội địa khó tìm được đứng của mình trong
chuỗi cung ứng và việc đảm bảo duy trì liên kết ổn
định và bền vững là một thử thách không hề nhỏ.
Để có thể khai thác lâu dài những giá trị gia tăng
trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở những ngành mà
quy trình sản xuất được sở hữu trí tuệ, các DNNVV
HÌNH 1: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110,111,112,113,114,...125
Powered by FlippingBook