TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 105

104
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Khuyến nghị đặt ra
Để khai thác được những cơ hội đặc thù khi
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bên cạnh những
thách thức to lớn trong điều kiện toàn cầu hóa
ngày càng có những diễn biến phức tạp như hiện
nay, các DNNVV của Việt Nam cần có sự hỗ trợ
của Chính phủ với các chính sách và chương trình
nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới của khu vực
tư nhân, ưu tiên để phát triển một mạng lưới các
nhà cung cấp trong nước.
Bên cạnh đó, tăng cường và hợp lý hóa các cơ
chế thể chế và điều hành chính sách công nghiệp
và triển khai chương trình liên kết bằng cách thiết
lập Ủy ban liên ngành về phát triển công nghiệp
hỗ trợ; Hỗ trợ trao đổi thông tin và phối hợp giữa
các DN trong nước và nước ngoài, thông qua xây
dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến chất lượng cao về
các nhà cung cấp trong nước (tập trung vào các
ngành ưu tiên) và triển khai các dịch vụ kết nối có
hiệu quả giữa DN với DN (B2B). Ngoài ra, cũng
cần triển khai chương trình phát triển nhà cung
cấp theo nhu cầu nhằm nâng cao năng lực DN
trong nước ở những ngành quan trọng có tiềm
năng liên kết lớn. Giải pháp này bao gồm cả gói
các sáng kiến hỗ trợ để phát triển nhà cung ứng
theo nhu cầu thị trường như: Tư vấn chuyên sâu,
đào tạo kỹ năng, kỹ thuật và quản lý, nâng cấp
máy móc, đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng nhận
về môi trường và lao động.
Cùng với những giải pháp trên, thời gian tới,
Việt Nam cũng cần hướng tới xử lý những hạn chế
về môi trường kinh doanh như: Kỹ năng, năng lực
quản lý, đổi mới sáng tạo... Cụ thể, cần nâng cao
tay nghề người lao động; đẩy mạnh phát triển kết
cấu hạ tầng; tái cấu trúc thị trường để tạo ra cạnh
tranh, giúp ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt, DNNVV Việt Nam cần chủ động và nỗ
lực hơn trong việc đổi mới, cải thiện năng lực quản
trị, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… để
phát huy những lợi thế của mình, đạt được mục
đích tham gia vào những giai đoạn có hàm lượng
chất xám cao, nhằm đạt giá trị lớn hơn trong chuỗi
giá trị toàn cầu.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Phát triển doanh nghiệp, Sách Trắng (2014), DNNVV Việt Nam;
2. World Bank (2017), Việt Nam – Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên
kết của DNNVV;
3. World Bank (2017), Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam
tháng 7/2017;
4. OECD (2013), Interconnected economies: Benefiting from global
value chains.
đối diện với không ít thách thức về nâng cao năng
lực về quản lý, sáng tạo, năng suất lao động, trình
độ và kỹ năng của người lao động...
Thứ ba,
việc đáp ứng các tiêu chuẩn đối với sản
phẩm: Chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về an toàn vệ
sinh thực phẩm... của các DNNVV Việt Nam còn
hạn chế. Hơn nữa, yêu cầu về chuẩn hóa các tiêu
chuẩn, phi vật chất hóa các yếu tố trong sản phẩm
như: Thông tin liên quan đến việc sản xuất sản
phẩm, tính năng cảm biến độc đáo, bao bì đóng gói
thông minh… đang đặt ra những thách thức trong
ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng dữ liệu
thông minh vào trong sản phẩm của DN. Điều này
cũng quyết định đến quy trình sản xuất của DN
và là sức ép không nhỏ đối với các DN khi định vị
trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư,
ngoài các chứng chỉ về chất lượng, DNnước
ngoài còn đòi hỏi về các tiêu chuẩn chuyên ngành - cơ
sở niềm tin để họ lựa chọn nhà cung cấp. Đây là khó
khăn với DN Việt Nam đặc biệt là DNNVV không có
đủ tiềm lực về công nghệ, vốn, quản trị để đạt được
các chứng chỉ này.
Thứ năm,
sự bất đối xứng thông tin là một trở
ngại lớn đối với các nhà cung cấp trong nước, trong
đó có DNNVV. Do ít sử dụng các phương tiện
truyền thông hiện đại và nền tảng quảng cáo trực
tuyến để thu thập thông tin về chiến lược mua hàng
của các DN FDI, nên các DNNVV bị hạn chế về khả
năng tiếp cận các cơ hội liên kết cũng như thông tin
về các yêu cầu chất lượng, chi phí và các tiêu chuẩn
quản lý của nhà cung cấp.
Thứ sáu,
hạn chế trong khả năng tiếp cận tài chính
đối với DNNVV khi muốn đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất quy mô lớn… tạo bước đột phá để
trở thành nhà cung cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thực tế, các DNNVV Việt Nam hiện nay còn thiếu
kỹ năng quản trị và tài sản đảm bảo, nên khi tìm
kiếm nguồn vốn tài trợ, mà chủ yếu là nguồn vốn
của ngân hàng, cho các dự án kinh doanh là tương
đối khó khăn.
HÌNH 2: LIÊN KẾT GIỮA FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC
Nguồn: WorldBank
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110,111,112,113,114,115,...125
Powered by FlippingBook