TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 110

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
109
khác, nộp thuế sau thì số tiền thuế hoãn lại sẽ là cơ
sở để DN có thêm vốn để tái đầu tư đổi mới TSCĐ.
Mặc dù, vào những năm cuối sử dụng tài sản, chi
phí khấu hao thấp hơn (nhưng tổng chi phí khấu
hao trong toàn bộ thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản là bằng nhau giữa các phương pháp), thu nhập
lại tăng tương ứng, DN phải nộp thuế TNDN tăng
trong những năm sau của tài sản. Điều này theo
khái niệm giá trị thời gian của tiền thì DN có lợi
hơn. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phương pháp
khấu hao nhanh đối với những TSCĐ nhanh bị lạc
hậu về công nghệ, DN cần thu hồi vốn nhanh để đổi
mới công nghệ tăng hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo
phương pháp này, số tiền khấu hao được cố định
cho một đơn vị sản phẩm đầu ra tính bởi tài sản đó
hay nói cách khác DN phân bổ giá trị của tài sản
theo sản lượng mà tài sản đó làm ra. Các DN thường
áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng để
tính khấu hao cho các máy móc, thiết bị sản xuất.
Như vậy, tùy theo mục đích và yêu cầu của nhà
quản trị mà DN lựa chọn chính sách khấu hao cho
phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao là
việc phải tìm ra được một phương pháp khấu hao
để kế toán cung cấp những thông tin phù hợp nhất
cho công tác quản lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có phương pháp khấu hao nào được xem là phương
pháp lý tưởng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm
và hạn chế nhất định. Khi nói “sách lược khấu hao”
tức là nói về cách lựa chọn một phương pháp khấu
hao dựa trên các yếu tố thực tế và hoàn cảnh của
từng trường hợp.
Một phương pháp khấu hao thích hợp cần phân
bổ giá trị của TSCĐ một cách hợp lý trong suốt thời
hạn sử dụng của nó sao cho trong mỗi thời hạn
DN có thể đạt được mức độ tương xứng cao nhất
giữa chi phí khấu hao và lợi nhuận thu được. Nếu
phương pháp được chọn là không phù hợp, thì kết
quả việc xác định lợi nhuận sẽ không đúng và tài
sản được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán sẽ lớn
hơn, hoặc nhỏ hơn giá trị thực của nó. Như vậy, việc
xây dựng một tỷ lệ cân đối giữa chi phí và doanh
thu là một mục tiêu quan trọng của sách lược khấu
hao.
Một DN cần chọn một phương pháp khấu hao
dựa trên bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh
và của các loại TSCĐ khấu hao. Theo đó, DN có thể
sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau cho
các loại tài sản khác nhau. Ví dụ, đối với TSCĐ có
cường độ sử dụng đồng đều trong tất cả các năm sử
dụng, có nghĩa là số thu nhập liên quan tới tài sản
đó là số không đổi trong suốt thời hạn sử dụng của
tài sản, thì DN có thể sử dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng. Ngược lại, khi số doanh thu/lợi
nhuận được tạo ra không đồng đều giữa các kỳ, tức
là mức độ sử dụng tài sản biến đổi, thì phương pháp
khấu hao theo sản lượng sẽ phù hợp hơn; Hoặc đối
với các loại TSCĐ lạc hậu về công nghệ, cần thu hồi
nhanh vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng hiệu
quả kinh tế, thì DN nên áp dụng phương pháp khấu
hao nhanh…
Một số vấn đề doanh nghiệp
khai thác than cần quan tâm
Thực tế cho thấy, ngoài những yếu tố cần quan
tâm khi lựa chọn chính sách khấu hao như: Điều
kiện tự nhiên, điều kiện sử dụng TSCĐ, điều kiện
tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với TSCĐ trong tương
lai, điều kiện về sức bền vật liệu chế tạo nên TSCĐ
thì nhà quản trị DN, đặc biệt là các DN than trực
thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cũng
cần quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan đến
hoạt động của DN. Cụ thể như:
- Lợi ích của chủ nợ và chủ sở hữu: Đối với chủ
nợ khi cho DN vay vốn để đầu tư TSCĐ, việc khấu
hao nhanh sẽ có lợi cho chủ nợ, vì khi khấu hao
nhanh chủ nợ sẽ sớm thu hồi vốn cho vay của mình,
giảm thiểu rủi ro đối với khoản vốn cho vay. Khi
khấu hao nhanh giúp làm làm tăng mức khấu hao
và làm cho lợi nhuận sẽ giảm. Khi đó, chủ sở hữu
phải chấp nhận lùi việc phân chia lợi nhuận về các
năm sau khiến cho rủi ro đối với các khoản vốn đầu
tư của chủ sở hữu vào DN sẽ gia tăng.
Trường hợp nếu khấu hao thấp, lợi nhuận sẽ cao
và các chủ sở hữu DN sẽ quyết định phân chia lợi
nhuận cao đó dưới dạng cổ tức hoặc chia lãi. Trong
trường hợp này, chủ sở hữu sẽ nhận được lợi nhuận
sớm hơn so với khấu hao nhanh. Khi đó, rủi ro đối
với tài sản trong quá trình kinh doanh trong tương
lai sẽ được đẩy một phần sang chủ nợ. Điều này,
làm nảy sinh xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và
chủ nợ trong việc lựa chọn chính sách khấu hao. Để
giảm thiểu rủi ro, các chủ nợ thường yêu cầu DN
phải khấu hao nhanh, hoặc phải hoàn trả vốn vay
sớm hơn thời hạn khấu hao của TSCĐ. Như vậy, có
thể nhận thấy, việc lựa chọn chính sách khấu hao,
thời gian khấu hao để xác định mức khấu hao nhanh
hay chậm sẽ tác động rất lớn đến sự chia sẻ rủi ro
kinh doanh đối với chủ nợ và chủ sở hữu. Thông
thường, các nhà quản trị DN sẽ lựa chọn chính sách
khấu hao theo hướng lợi ích của chủ sở hữu DN.
- Lợi ích giữa chủ sở hữu và người lao động: Nếu
DN lựa chọn chính sách khấu hao thấp hơn mức độ
hao mòn của TSCĐ sẽ làm cho lợi nhuận cao. Khi
1...,100,101,102,103,104,105,106,107,108,109 111,112,113,114,115,116,117,118,119,120,...125
Powered by FlippingBook