TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 4

3
thấp và ít thường xuyên với chi phí xử lý bình quân khoảng 1%
GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút
đầu tư theo hình thức PPP thì những rủi ro tài khóa phát sinh từ
các dự án PPP cũng cần được đánh giá, nhận diện để có giải pháp
quản lý phù hợp.
Để hạn chế những rủi ro tài khóa phát sinh từ các dự án PPP,
các nước đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý rủi ro từ thể
chế đến các vấn đề kỹ thuật thông qua việc nhận diện, phân loại,
đánh giá rủi ro…Trên cơ sở đó, chính phủ các nước sử dụng nhiều
biện pháp như kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các dự án PPP,
đánh giá dự án, chia sẻ rủi ro…
Để độc giả hiểu rõ hơn về các dự án triển khai theo mô hình
PPP, thực tiễn triển khai mô hình này tại Việt Nam và những rủi
ro có thể mang lại đối với ngân sách nhà nước, Tạp chí Tài chính
thực hiện chủ đề “Quản lý rủi ro tài khóa đối với các dự án hợp
tác công – tư”. Chủ đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ các nước về
quản lý rủi ro đối với dự án PPP, đánh giá những rủi ro từ các dự
án PPP ở Việt Nam, kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro tài khóa ở
Việt Nam nhằm hướng tới một nền tài chính công lành mạnh, an
toàn, bền vững.
TẠP CHÍ TÀI CHÍNH
Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng
lên trong bối cảnh ngân sách bị hạn chế ở nhiều quốc gia đã khiến
Chính phủ nhiều nước tăng cường sử dụng mô hình hợp tác công
tư (PPP). Thực tiễn triển khai PPP trên thế giới cho thấy, mô hình
này thu hút được nguồn lực từ khối tư nhân, gia tăng hiệu quả sử
dụng các nguồn lực giữa tư nhân và nguồn lực công, tạo ra động
cơ cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình.
Với áp lực về huy động nguồn vốn và nhu cầu phát triển kết
cấu hạ tầng, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
ngân sách nhà nước, Việt Nam rất coi trọng huy động các nguồn
vốn thông qua mô hình PPP. Mô hình này góp phần quan trọng
vào phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam, nâng cao hiệu quả thực
hiện các dự án.
Tuy nhiên, mô hình PPP đã bộc lộ không ít những khó khăn về
quy trình thủ tục, cách thức vận hành trên thực tế và tiềm ẩn nhiều
rủi ro trong quá trình thực hiện. Những rủi ro có thể kể đến từ các
dự án PPP là: Rủi ro xây dựng, rủi ro tài chính, rủi ro về cầu…
Cùng với đó, PPP cũng mang lại những rủi ro nhất định đối
với ngân sách nhà nước. Kết quả khảo sát của IMF (2016) trên 80
nước trong giai đoạn 1990-2014 cho thấy, trong số các nguyên
nhân gây rủi ro tài khóa, các hợp đồng PPP là nguồn gây rủi ro
CHỦ ĐỀ
QUẢN LÝ RỦI ROTÀI KHÓA
ĐỐI VỚI CÁC DỰÁNHỢP TÁC CÔNG - TƯ
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...125
Powered by FlippingBook