TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
5
tài khóa của chính phủ. Khi rủi ro tài khóa không
được quản lý hiệu quả sẽ ảnh hướng đến khả năng
thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo cam kết của
Chính phủ, kể cả các cam kết trực tiếp và gián tiếp,
làm gia tăng bội chi ngân sách và nợ công. Hệ lụy
cuối cùng là có thể làm gia tăng gánh nặng thuế,
làm dịch chuyển nghĩa vụ thuế sang những người
nộp thuế trong tương lai.
Nhận diện rủi ro tài khóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm về rủi ro tài khóa và quản
trị rủi ro tài khóa còn tương đối mới, mặc dù các
biểu hiện rủi ro tài khóa rất đa dạng. Diễn biến bức
tranh NSNN và một số chỉ số tài khóa những năm
gần đây của Việt Nam đang đặt ra một số quan ngại
đối với yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa, đặc biệt
là khi nhìn nhận từ các rủi ro tài khóa trong trung
và dài hạn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất,
vị thế tài khóa của Chính phủ Việt
Nam thời gian qua chịu nhiều ảnh hưởng của các
biến động về kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng
GDP thấp hơn dự kiến làm ảnh hưởng đến mức độ
động viên ngân sách nhà nước (NSNN) so với dự
toán. Cùng với đó, trong một số giai đoạn lãi suất
thị trường tăng cao đã làm tăng chi phí vay bù đắp
bội chi NSNN và chi phí thực hiện nghĩa vụ nợ của
Chính phủ; Sự biến động của giá cả hàng hóa trên
thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô cũng đã
có những ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Tỷ
lệ thu từ dầu thô trong tổng thu
NSNN đã giảm từ mức 15,3% năm
2011, xuống còn khoảng 3,5% năm
2017. Các biến động về kinh tế vĩ
mô được cho là một trong những
nguyên nhân làm giảm tỷ lệ động
viên NSNN trong giai đoạn 2011-
2015, đồng thời, làm cho bội chi
NSNN cao hơn mục tiêu đề ra,
dẫn đến nợ công tăng nhanh. Cụ
thể, bội chi NSNN giai đoạn 2011
- 2015 bình quân 5,7% GDP, trong
đó năm 2015 là 6,11% GDP, cao
hơn so với mục tiêu đặt ra là đến
năm 2015 bội chi NSNN dưới 4,5%
GDP (chưa bao gồm trái phiếu
chính phủ).
Thứ hai,
Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với các rủi ro từ nghĩa
vụ nợ dự phòng, nhất là trong bối
cảnh quy mô các khoản vay được
Chính phủ bảo lãnh đang ở mức
khá cao, tương đương khoảng 10%
GDP. Bên cạnh những khoản nợ dự phòng trực tiếp
còn có những khoản dự phòng “ngầm định”, mặc
dù theo quy định không phải là trách nhiệm đối với
Chính phủ nhưng có thể phát sinh và gây ra gánh
nặng về tài khóa nếu như có các diễn biến bất lợi
xảy ra. Thực tế những năm gần đây cho thấy, tuy
không trực tiếp nhưng quá trình cơ cấu lại khu vực
ngân hàng cũng đã gây ra các chi phí gián tiếp đối
với NSNN từ việc xử lý nợ xấu, ví dụ như làm gia
tăng trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, việc một số
DNNN đã được Chính phủ bảo lãnh hoặc được vay
lại từ nguồn trái phiếu chính phủ nhưng hoạt động
không hiệu quả cũng đã gây ra một số hệ lụy tài
khóa cho NSNN, quỹ tích lũy trả nợ phải ứng vốn
cho vay trả nợ.
Thứ ba,
thiên tai, biến đổi khí hậu cũng gây ra
nhiều ảnh hưởng đến tài khóa của Việt Nam trong
những năm gần đây. Việt Nam được đánh giá là
một trong những quốc gia ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai,
nhất là hạn hán, bão và lũ lụt, biến đổi khí hậu. Tổn
thất do thiên tai gây ra cho Việt Nam bình quân
hàng năm tương đương khoảng 0,8% GDP, đứng
thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Myanmar
và Philippines. Thiên tai cũng đã gây ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến vị thế tài khóa của Chính phủ
trên cả hai phương diện, một mặt làm giảm thu
NSNN do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác làm
BẢNG 1: CHI PHÍ TÀI KHÓA CỦA NGHĨA VỤ NỢ DỰ PHÒNG
(DỰA TRÊN DỮ LIỆU KHẢO SÁT TẠI 80 QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2014)
Nghĩa vụ nợ dự phòng
Số rủi ro
xảy ra
Số rủi ro có phát
sinh chi phí
Chi phí tài khóa (% GDP)
Bình quân Cao nhất
Khu vực tài chính
91
82
9,7
56,8
Liên quan đến các
vụ kiện pháp lý
9
9
7,9
15,3
Chính quyền địa phương
13
9
3,7
12,0
DNNN
32
31
3,0
15,1
Thiên tai
65
29
1,6
6,0
Khu vực doanh nghiệp
7
6
1,7
4,5
PPP
8
5
1,2
2,0
Khác
5
3
1,4
2,5
Tổng số
230
174
6,1
56,8
Nguồn: Bova, E., M. Ruiz-Arranz, F. Toscani, and H. E. Ture, 2016, “The Fiscal Costs of
Contingent Liabilities: A New Dataset” IMF Working Paper 16/14.