10
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
(chiếm 96,2%) (theo thống kê từ website của Vụ Đối
tác Công tư, Bộ Giao thông Vận tải).
Hai là,
nhiều dự án, công trình đầu tư theo hình
thức PPP đã phát huy hiệu quả, tạo điểm nhấn
quan trọng cho phát triển CSHT. Nhiêu công trình
trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miên
đa được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở
rộng Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây
Nguyên...). Theo Báo cáo số 197/BC-UBTVQH14
ngày 23/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư
và khai thác các công trình giao thông theo hình
thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao (BOT), các công trình giao thông đầu tư theo
hình thức PPP đã giúp tiết kiệm thời gian đi lại như:
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP. Hồ
Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (giảm khoảng
50% thời gian đi lại); Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Vinh
(giảm khoảng 30% thời gian đi lại); Quốc lộ 14 đoạn
Pleiku - Cầu 110 tỉnh Gia Lai (giảm khoảng 37% thời
gian đi lại). Các công trình này đã góp phần nâng
cao chất lượng CSHT của Việt Nam, từ vị trí 90/131
nền kinh tế năm 2006-2007, vị trí 95/144 nền kinh
tế năm 2012-2013 lên vị trí 79/139 nền kinh tế năm
2017-2018 (Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
hàng năm, WEF).
Ba là,
pháp luật về PPP đã được hoàn thiện bước
đầu, giúp khắc phục phần nào những tồn tại, bất
cập trong thu hút, quản lý dự án PPP. Khuôn khổ
pháp lý về PPP cơ bản được thống nhất trên cơ
sở ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2017 về PPP và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
ngày 17/3/2017 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn NĐT. Hai
Nghị định này được ban hành đã giúp nâng cao
tính pháp lý của các quy định về PPP, tăng cường
sự bảo đảm với NĐT trong các dự án, khắc phục sự
chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định chuyên
ngành về quản lý PPP và thống nhất cách hiểu về
dự án PPP tại Việt Nam.
Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá
trình triển khai thu hút vốn đầu tư theo hình thức
PPP đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế.
Một là,
thu hút đầu tư theo hình thức PPP chưa
thực sự gắn với các mục tiêu, định hướng phát triển
kết cấu hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông
và giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp (chi
phí logistics). Thống kê từ website Vụ Đối tác Công
tư (Bộ Giao thông Vận tải), trong số 70 dự án PPP
trong lĩnh vực giao thông, chỉ có 3 dự án đầu tư
ngoài công trình giao thông đường bộ, với tổng
quy mô vốn là 4.870 tỷ đồng. Vận tải hàng hóa và
hành khách vẫn chủ yếu là đường bộ, các phương
thức vận tải hiệu quả cao (đường sắt, đường thủy)
chưa được quan tâm đúng mức. Cơ cấu vận tải chưa
đổi mới đáp ứng mục tiêu hình thành cơ cấu hợp
lý giữa các phương thức vận tải của Việt Nam. Tỷ
trọng vận tải hàng hóa bằng đường bộ vẫn tiếp tục
có xu hướng tăng lên, từ mức 65% năm 2001 lên
73,3% năm 2010 và đạt 77,5% năm 2017. Bên cạnh
đó, nhiêu dự án giao thông đầu tư theo hình thức
hợp đồng BOT là dự án cải tạo, nâng cấp được lập
trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo (như các
tuyến quốc lộ và Đường Hồ Chí Minh) hạn chế sự
lựa chọn của người dân.
Hai là,
việc lựa chọn NĐT trong các dự án PPP
còn hạn chế, một số NĐT có năng lực chưa cao.
Nhiều dự án đầu tư theo hình thức PPP áp dụng
phương thức chỉ định thầu, hoặc thực hiện đấu thầu
khi chưa đủ điều kiện (không công bố danh mục dự
án), thiếu tính minh bạch (không công khai kết quả
lựa chọn nhà thầu) làm giảm tính cạnh tranh trong
lựa chọn NĐT như: Dự án BOT Quốc lộ 1 đoạn Km
672+600 – Km 704+900 tỉnh Quảng Bình; Dự án Quốc
lộ 1 đoạn Phan Thiết – Đồng Nai; Dự án Quốc lộ 1
đoạn Phan Thiết – Đồng Nai; Dự án BOT Bình Định
– Phú Yên đoạn Km 1212+400 – Km 1265+000... Việc
lựa chọn nhà thầu thiếu công khai minh bạch, hoặc
chỉ định thầu dẫn tới hậu quả là không chọn được
nhà thầu tốt nhất để thực hiện dự án hoặc chọn phải
các NĐT còn thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa cao
dẫn đến một số dự án phải bổ sung, điều chỉnh va
chất lượng công trình không bảo đảm.
Báo cáo về năng lực tài chính của các NĐT BOT
và cấp tín dụng dự án BOT của Kiểm toán Nhà nước
cho thấy, nhiều công trình vừa khánh thành đã có
vấn đề về chất lượng như nứt, lún... phải sửa chữa,
doanh thu thực tế không đạt như dự kiến. Quy mô
vốn của nhiều NĐT còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu
HÌNH 1: THU HÚT VỐN TƯ NHÂN
VÀO CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM
Nguồn: Thống kê từ website của Bộ Giao thông Vận tải (
)