6
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
phát sinh thêm các yêu cầu về chi NSNN cho việc
khắc phục, tái thiết cơ sở hạ tầng sau thiên tai. Cùng
với đó, ứng phó với biến đối khí hậu cũng đang đặt
ra nhiều thách thức cho Việt Nam, trong đó, có cả
những thách thức về tài khóa trong việc huy động,
bố trí nguồn lực.
Thứ tư,
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
một số rủi ro tài khóa có liên quan khác đòi hỏi cần
phải được giám sát chặt chẽ, ví dụ như: (i) Từ hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công được phép huy
động vốn; (ii) Từ hoạt động vay nợ của chính quyền
địa phương; (iii) Từ các dự án đầu tư công thực hiện
chậm tiến độ, tăng vốn; (iv) Rủi ro do quá trình già
hóa dân số. Trên thực tế, so với nhiều nước, Việt
Nam đang phải đối mặt với áp lực già hóa dân số
nhanh, dự báo làm phát sinh thêm nhiều chi phí tài
khóa trong trung và dài hạn. Theo ước tính của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2017), các khoản chi tiêu công
cho người già của Việt Nam, ví dụ cho hưu trí và
chăm sóc y tế, sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 so với
mức hiện hành và cũng sẽ có những ảnh hưởng lớn
đến tính bền vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội. Các dự
án hợp tác công tư (PPP) cũng là một nguồn gốc có
thể gây rủi ro tài khóa cho Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh phạm vi và quy mô của các dự án này có
xu hướng ngày càng mở rộng.
Những vấn đề cần lưu ý
Trước những thách thức trên, những năm gần
đây, hệ thống khuôn khổ pháp lý cho quản lý rủi ro
tài khóa ở Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận được sự
quan tâm, hoàn thiện. Việt Nam đã bước đầu hình
thành được khung pháp lý để quản lý các rủi ro tài
khóa có liên quan. Trong đó, pháp luật về quản lý
NSNN đã có các quy định liên quan đến dự phòng
ngân sách hàng năm; Quỹ dự trữ tài chính và về
các yêu cầu thực hiện dự báo rủi ro tác động đến
khung cân đối NSNN, các chỉ tiêu quản lý nợ trong
giai đoạn 03 và 05 năm. Cùng với đó, Luật Quản lý
nợ công cũng đã hình thành các khuôn khổ cho việc
quản lý rủi ro danh mục nợ công bao gồm: Phân tích
nợ bền vững, quản lý rủi ro, xử lý rủi ro đối với cho
vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
Bên cạnh đó, các luật chuyên ngành như: Luật
Dự trữ nhà nước, Luật Quản lý tài sản công, Luật
Phòng, chống thiên tai cũng đã có những quy định,
những khuôn khổ hỗ trợ cho việc cho quản lý các
rủi ro tài khóa có liên quan, đặc biệt là các rủi ro do
thiên tai gây ra. Trong đó, Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công 2017 đã quy định, yêu cầu các tài sản có
nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn được
quản lý rủi ro về tài chính, bao gồm bảo hiểm.
Cùng với đó, các quy tắc tài khóa, một công cụ
quan trọng cho quản lý rủi ro tài khóa, cũng đã
được nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện,
bao gồm cả các quy tắc định lượng và định tính, bao
quát được cả những vấn đề liên quan đến quy mô,
cơ cấu về thu NSNN, chi NSNN, bội chi ngân sách
và nợ công. Cụ thể, các nguyên tắc cân đối ngân sách
và vay nợ của chính quyền địa phương đã được quy
định khá rõ trong Luật NSNN và Luật Quản lý nợ
công. Các quy định về trần nợ công, nợ chính phủ,
nợ nước ngoài quốc gia, về nghĩa vụ trả nợ và về
khống chế mức bội chi NSNN cũng được xác định
cụ thể trong Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-
2020, Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc
gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và
các chương trình quản lý nợ trung hạn 3 năm.
Những khuôn khổ pháp lý nói trên đã tạo nền
tảng quan trọng việc đảm bảo an ninh, an toàn tài
chính công giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, đánh giá
một cách tổng thể, đến nay
Việt Nam vẫn còn thiếu
một khuôn khổ toàn diện
về quản lý rủi ro tài khóa.
Công tác quản lý rủi ro tài
khóa còn bộc lộ một số điểm
hạn chế:
Thứ nhất,
quản lý rủi ro
tài khóa vẫn chưa trở thành
một yêu cầu bắt buộc trong
BẢNG 2: TÌNH HÌNH NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM, 2010 – 2017 (% GDP theo giá hiện hành)
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ chính phủ
39,3 39,4 42,6 46,4 50,3 52,6 51,6
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
10,3 10,6 11,1 10,7 11,0
-
Nợ chính quyền địa phương
0,4 0,8 0,8 0,9 0,9
-
Nợ công
50,0 50,8 54,5 58 62,2 63,7 61,3
Nguồn: Tác giả tổng hợp
HÌNH 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp