TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
9
tư cao cho phát triển CSHT. Khoảng 9-10% GDP
hàng năm đã được đầu tư vào ngành: giao thông,
năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh… Tuy
nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được
một phần nhu cầu phát triển CSHT.
Mô hình hợp tác PPP là một mô hình phổ biến
được sử dụng trên thế giới để thu hút vốn đầu tư
của các doanh nghiệp tư nhân vào xây dựng và phát
triển hạ tầng. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa
hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất
lượng cao, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người
dân. Mô hình PPP dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích và
rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư (NĐT) tư nhân
thông qua triết lý phân công: mỗi bên đảm nhiệm
phần việc mình làm tốt nhất. Nhờ sự phân công
này, mô hình PPP giúp nâng cao chất lượng dự án,
rút ngắn thời gian thực hiện dự án, tiết kiệm chi phí
hơn so với việc Nhà nước thực hiện dự án.
Tại Việt Nam, mô hình hợp tác PPP đã góp phần
quan trọng vào phát triển CSHT:
Một là,
nhiều dự án PPP đã được triển khai, góp
phần thu hút khối lượng đáng kể nguồn vốn tư nhân
cho phát triển CSHT. Thống kê cho thấy, từ năm
1997 đến nay, có 225 dự án PPP đã lựa chọn NĐT,
ký kết hợp đồng và thực hiện. Trong đó, giai đoạn
1997-2014 có 193 dự án được ký kết và thực hiện;
giai đoạn 2015 đến nay có 32 dự án được cấp giấy
chứng nhận đầu tư. Nhiều bộ, ngành, địa phương
tích cực thực hiện đầu tư theo hình thức PPP như
Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội, Bình Phước, Bình
Dương, Khánh Hòa... Tính riêng lĩnh vực giao
thông, số lượng dự án PPP triển khai là 70 dự án,
với tổng quy mô vốn gần 239 nghìn tỷ đồng, trong
đó, riêng vốn tư nhân khoảng 230 nghìn tỷ đồng
PPP và tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện
đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng
suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội. Việc đầu tư phát triển
CSHT đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong những
năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành mức đầu
MÔHÌNHHỢP TÁC CÔNG - TƯ
VÀ THỰC TIỄNÁP DỤNGTẠI VIỆT NAM
TS. ĐINH TRỌNG THẮNG, TS. TRẦN TIẾN DŨNG
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương*
Thực tiễn cho thấy, mô hình hợp tác công – tư (PPP) đã góp phần quan trọng vào phát triển cơ sở hạ
tầng của Việt Nam, nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, mô
hình PPP đã bộc lộ không ít những khó khăn, rào cản, chưa phát huy được hết những tiềmnăng.
Phân tích thực trạng thu hút dự án PPP, kết quả và những rào cản đặt ra, bài viết đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần giải quyết, tháo gỡ những rào cản, thu hút nhiều hơn nữa những dự án
PPP tại Việt Nam trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Từ khóa: Mô hình PPP, hợp tác công – tư, cơ sở hạ tầng, chính sách, ngân sách nhà nước
PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP MODEL AND PRACTICAL
APPLICATION IN VIETNAM
The practice shows that the Public-Private-
Partnership (PPP) has a great contribution to
the development of Vietnam’s infrastructure and
project performance. However, the application
of PPP to practice shows many difficulties and
challenges and, as a result, the performance
is low. Based on practical analysis of project
attraction, the results and barriers, this paper
recommends some measures to remove the
obstables for better PPP project attraction.
Keywords: PPP model, private-public partnership,
infrastructure, policy, state budget
Ngày nhận bài: 21/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/6/2018
Ngày duyệt đăng: 11/6/2018
*Email: