8
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
trình xây dựng các kế hoạch này. Thời gian tới cần
có những quy định đầy đủ và chi tiết hơn để việc
xây dựng Báo cáo rủi ro tài khóa trở thành một
yêu cầu bắt buộc trong quy trình ngân sách hàng
năm, trong đó, bao quát được các loại hình rủi ro
tài khóa có liên quan theo một khung khổ tích hợp.
Một quy trình lập ngân sách hiệu quả đòi hỏi phải
xem xét, phân tích những rủi ro tài khóa trong ngắn
hạn cũng như trong trung và dài hạn. Các khoản nợ
dự phòng, kể cả những khoản nợ dự phòng theo
cam kết và các khoản nợ dự phòng “ngầm định” cần
phải được nhận diện thông qua các cơ chế báo cáo,
giám sát trong quy trình ngân sách.
Ba là,
thực hiện giảm nhẹ rủi ro tài khóa thông
qua sử dụng các công cụ phù hợp như hoàn thiện
các quy tắc tài khóa, bao gồm cả các quy tắc định
tính và định lượng, tăng cường hiệu quả sử dụng
các công cụ chuyển giao, chia sẻ rủi ro, ví dụ như
bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với tài sản công. Đồng
thời, quản lý chặt chẽ các rủi ro từ hoạt động của
các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở cả cấp
trung ương và địa phương, nhất là đối với các loại
quỹ được phép huy động thêm các nguồn lực xã hội
dưới các hình thức khác nhau, qua đó đảm bảo các
nguồn lực huy động được sử dụng hiệu quả, có khả
năng hoàn trả đúng hạn.
Bốn là,
nâng cao năng lực dự báo, phân tích và
quản lý rủi ro tài khóa, bao gồm: năng lực dự báo,
phân tích rủi ro vĩ mô, năng lực phân tích rủi ro về
nghĩa vụ nợ dự phòng, các rủi ro liên quan đến các
dự án PPP... Đồng thời, cần nghiên cứu lựa chọn
mô hình phân tích rủi ro tài khóa phù hợp, qua đó
có thể xác định, nhận diện được các rủi ro tài khóa
tiềm tàng. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu đầy đủ và phù hợp với các chuẩn mực thống
kê được thừa nhận chung (Ví dụ: Theo Cẩm nang
Thống kê Tài chính Chính phủ của IMF) để phản
ảnh chính xác, kịp thời “vị thế tài khóa” của Chính
phủ. Cần có các cơ chế theo dõi, ghi chép và phản
ánh được các rủi ro tài khóa tiềm tàng, bao gồm các
rủi ro liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công (ví
dụ từ hoạt động huy động vốn để mở rộng sản xuất,
kinh doanh), các dự án PPP, rủi ro từ các dự án đầu
tư công thực hiện chậm tiến độ...
Năm là,
tăng cường kỷ luật tài khóa, thực hiện
đẩy mạnh công khai và thúc đẩy trách nhiệm giải
trình tài khóa. Thực hiện phân định rõ vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan liên quan trong quản lý rủi
ro tài khóa. Đồng thời, tăng cường kết nối, chia sẻ
thông tin liên quan đến rủi ro tài khóa ở các lĩnh
vực, các cấp ngân sách có liên quan.
Tóm lại, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi
ro tài khóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu
cầu đảm bảo tính bền vững của nền tài chính công.
Những năm gần đây quản lý rủi ro tài khóa đã trở
thành nội dung được thảo luận nhiều ở các diễn
đàn và tổ chức quốc tế. Diễn biến những năm gần
đây đang cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều loại hình rủi ro tài khóa khác nhau nên cần
nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng một
chiến lược quản lý rủi ro tài khóa tổng thể, nghiên
cứu lộ trình để đưa yêu cầu quản lý rủi ro tài khóa
trở thành một yêu cầu trong quy trình ngân sách
hàng năm.
Tài liệu tham khảo:
1. Bova, E., M. Ruiz-Arranz, F. Toscani, and H. E. Ture (2016), “The Fiscal Costs
of Contingent Liabilities: A New Dataset”. IMF Working Paper 16/14;
2. IMF (2008), “Fiscal Risks - Sources, Disclosure and Management”,
Washington, D.C;
3. IMF (2017), “Vietnam: Selected Isssues”, IMF Country Report No. 17/191.
Washington, D.C;
4. Tổng cục Thống kê (2018), “Số liệu thống kê”, truy cập:
;
5. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2017), “Tài chính Việt Nam 2017:
Đối diện thách thức – Đổi mới tư duy”, NXB Tài chính;
6. Trương Bá Tuấn (2017), “Đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam: Hướng
đến một chiến lược toàn diện và tổng thể”, Kỷ yếu Diễn đàn Tài chính Việt
Nam 2017: Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững, Hà Nội.
HÌNH 3: THU NSNN TỪ DẦU THÔ
Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách
HÌNH 4: TỔN THẤT BÌNH QUÂN HÀNG NĂM
TÍNH THEO % GDP CỦA QUỐC GIA
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2017)