TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
7
quy trình ngân sách hàng năm. Các loại hình rủi ro
tài khóa hiện đang được nhận diện, phân tích và
quản lý một cách riêng rẽ trong khi đó các loại rủi
ro này có tác động qua lại lẫn nhau.
Thứ hai,
phạm vi quản lý rủi ro tài khóa chưa
được quy định rõ. Việc lường trước rủi ro mới chỉ
được thể hiện chủ yếu trong việc quản lý rủi ro do
thiên tai và rủi ro về nợ công, trong khi các nguồn
gây ra rủi ro tài khóa khác như sự biến động của
kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của các nghĩa vụ nợ dự
phòng, các dự án PPP lại chưa nhận được sự quan
tâm đầy đủ.
Thứ ba,
còn thiếu các cơ chế để ghi chép, đánh
giá đầy đủ một số loại hình rủi ro tài khóa mới, phát
sinh ngày càng nhiều, ví dụ, từ việc huy động vốn
của các đơn vị sự nghiệp công thực hiện tự cơ chế
chủ tài chính; các rủi ro tài khóa từ các dự án PPP…
Thứ tư,
còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ, ngành có liên quan trong thực hiện quản lý rủi
ro tài khóa, nhất là cơ chế báo cáo, chia sẻ thông tin
giữa Bộ Tài chính và các bộ quản lý chuyên ngành
(Bộ Tài chính quản lý thu ngân sách, chi thường
xuyên và quản lý nợ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý
chi đầu tư phát triển; Ngân hàng Nhà nước quản lý
khu vực tài chính; các bộ, ngành, địa phương quản
lý các DNNN, đơn vị sự nghiệp công, các dự án đối
tác công tư; chính quyền địa phương quản lý nợ
chính quyền địa phương…). Cơ chế quản lý và cách
thức phối hợp giữa các chủ thể có khả năng gây ra
rủi ro tài khóa còn tương đối phân tán và chia cắt ở
cả cấp trung ương và địa phương.
Một số giải pháp và khuyến nghị
Rủi ro tài khóa gây ra nhiều hệ lụy và sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến vị thế tài khóa của Chính phủ
nếu không được quản lý hiệu quả. Đối với Việt
Nam, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro
tài khóa, một số giải pháp đề xuất gồm:
Một là,
chủ động thực hiện một chiến lược toàn
diện về củng cố tài khóa với một tầm nhìn trung và
dài hạn để đảm bảo được sự bền vững về tài khóa
tổng thể, dựa trên các trụ cột chủ đạo sau: (i) Đẩy
mạnh cơ cấu lại chi NSNN theo một lộ trình tổng
thể, từng bước giảm dần quy mô chi thường xuyên
và phục hồi chi đầu tư phát triển; (ii) Thực hiện cải
cách hệ thống chính sách thuế, đảm bảo hình thành
một hệ thống thuế “hỗ trợ tăng trưởng” với cơ cấu
phù hợp giữa ba loại thuế (thuế thu nhập; thuế tiêu
dùng và thuế thu vào tài sản); (iii) Giảm dần bội
chi NSNN với một cam kết mạnh mẽ, đảm bảo việc
vay nợ được thực hiện gắn với khả năng trả nợ; (iv)
Nâng cao kỷ luật tài khóa, tăng cường công khai và
trách nhiệm giải trình tài khóa.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/
TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu
lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính
quốc gia an toàn, bền vững; Quốc hội cũng đã thông
qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016
về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016
- 2020. Việc thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các mục
tiêu, nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
yêu cầu đảm bảo an ninh tài chính công đang đặt ra,
qua đó từng bước mở rộng “không gian tài khóa”
để có dư địa sử dụng khi cần thiết. Kinh nghiệm từ
các cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy những
quốc gia có không gian tài khóa lớn, nợ công ở mức
thấp đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc
đưa ra các chính sách để giảm thiểu ảnh hưởng của
rủi ro tài khóa khi xảy ra, qua đó hạn chế các tác
động bất lợi đến nền kinh tế vĩ mô.
Hai là,
nghiên cứu xây dựng một khung khổ về
quản lý rủi ro tài khóa phù hợp với Việt Nam, từ
việc định vị và lượng hóa rủi ro, xác định nguyên
nhân và nguồn gây ra rủi ro, tính toán chi phí rủi ro
đến các biện pháp giảm nhẹ, quản lý rủi ro. Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày
21/04/2017 quy định về lập Kế hoạch tài chính 05
năm và Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, trong
đó có yêu cầu báo cáo về rủi ro tài khóa trong quá
HÌNH 2: QUY MÔ TỔNG THU VÀ TỔNG CHI NSNN
(% GDP GIÁ HIỆN HÀNH)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tổn thất do thiên tai gây ra cho Việt Nam bình
quân hàng năm tương đương khoảng 0,8%
GDP, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á,
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế tài
khóa của Chính phủ trên cả hai phương diện,
một mặt làm giảm thu NSNN do ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, mặt khác làm phát sinh
thêm các yêu cầu về chi NSNN cho việc khắc
phục, tái thiết cơ sở hạ tầng sau thiên tai.