TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 14

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
13
Do đây là mối quan hệ “hợp tác” giữa Nhà nước
và tư nhân, vì vậy để triển khai thành công thì mối
quan hệ này phải được xây dựng và duy trì trên cơ
sở bình đẳng, đem lại lợi ích cho các bên tham gia
gồm Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Để quản
lý các dự án đầu tư theo hình thức PPP có hiệu quả
cần hướng tới mục đích đảm bảo hài hòa lợi ích các
bên. Tham gia vào các dự án PPP, mỗi bên đều có
lợi ích riêng của mình, đánh giá một cách tổng thể
chung lợi ích các bên như sau:
Nhà nước:
Lợi ích của Nhà nước là có được công
trình kết cấu hạ tầng phục vụ nền kinh tế trong khi
không cần phải đầu tư toàn bộ chi phí trong một
thời gian ngắn. Mục tiêu của Nhà nước là đầu tư
xây dựng dự án phát triển hạ tầng với giá thành
thấp, chất lượng dịch vụ tốt, giá dịch vụ thấp.
Người dân sử dụng:
Được sử dụng công trình kết
cấu hạ tầng có chất lượng cao hơn và với mức chi
phí hợp lý.
Nhà đầu tư:
Thu được mức lợi nhuận kỳ vọng
đối với phần vốn đầu tư thông qua việc thực hiện
dự án với chi phí thấp, giá dịch vụ cao.
Thách thức đối với các dự án PPP hiện nay
Thứ nhất, khả năng huy động vốn dài hạn của nhà
đầu tư rất hạn chế.
Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư
chủ yếu phụ thuộc vào khoản vay tín dụng thương
mại từ các ngân hàng (với tỷ lệ vay có thể lên tới
85%), trong khi khả năng huy động dài hạn của các
ngân hàng thương mại Việt Nam cũng là một hạn
chế lớn. Để đầu tư các dự án PPP thường có thời
gian dài (10-20 năm) vốn đầu tư ngoài khoản vay
thương mại thông thường thì cần có các khoản tài
Nhận diện lợi ích các bên trong mối quan hệ PPP
Đặc thù của các dự án kết cấu hạ tầng là nhu
cầu vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn trực tiếp
thấp, thời gian dài, rủi ro nằm ở tất cả các khâu từ
chuẩn bị thực hiện đến vận hành khai thác; lợi ích
các bên khác nhau, thậm chí là trái chiều nên việc
triển khai một dự án PPP sẽ phức tạp hơn rất nhiều
so với triển khai một dự án thuần túy đầu tư công
hay đầu tư tư nhân thông thường.
NÂNG CAOHIỆUQUẢ ĐẦUTƯ
CÁC DỰÁNPPP - NHÌNTỪGÓC ĐỘ CHIA SẺ LỢI ÍCH
ThS. LÊ TUẤN ANH
– Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) *
Trước nhu cầu đầu tư, phát triển hạ tầng ngày càng cao trong khi nguồn vốn củaNhà nước lại có hạn,
nhiều quốc gia trên thế giới đã có các chính sách khuyến khích thu hút khu vực tư nhân thamgia đầu tư
vào các dự án phát triển hạ tầng. Đối với Việt Nam, mô hình hợp tác công – tư (PPP) không phải là giải
pháp tối ưu nhất, song là phương án khả thi đối với Việt Namnhằm đạt được mục tiêu xây dựng
phát triển kết cấu hạ tầng. Do vậy, giai đoạn tới, chính sách khuyến khích PPP cần tiếp tục được
hoàn thiện tạo điều kiện cho các bên tham gia một cách chủ động, hiệu quả, trong đó yếu tố cốt lõi
là đảmbảo cân bằng lợi ích các bên tham gia.
Từ khóa: Nhà nước, PPP, lợi ích, phát triển hạ tầng, quản lý chi phí đầu tư
IMPROVING PERFORMANCE OF PPP PROJECTS
– A VIEW OF BENEFIT SHARING
Before the increasing demand for investment
and infrastructure development while the
State capital is limited, the nations have
released policies to attract the private sector
to invest in infrastructure development
projects. For Vietnam, the PPP model, which
is mostly applied in the form of BOT, has been
strongly implemented especially in the fields
of traffic infrastructure and energy. With
contemporary context, PPP is still the most
feasible measure to improve the infrastructure
for industrialization and modernization.
Keywords: State, PPP, benefit, infrastructure development,
investment cost management
Ngày nhận bài: 16/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/6/2018
Ngày duyệt đăng: 5/6/2018
*Email:
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...125
Powered by FlippingBook