TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 13

12
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
chọn NĐT dự án PPP, mà còn có phương pháp lựa
chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu công bằng và hiệu
quả kinh tế trong triển khai dự án PPP. Theo đó, tiếp
tục đánh giá, tổng kết, bổ sung, sửa đổi quy chế lựa
chọn nhà thầu, bao gồm việc áp dụng hình thức lựa
chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu...)
nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
Thứ ba,
tăng cường tham vấn ý kiến của người
dân nhằm tạo sự đồng thuận của người dân. Đặc
biệt là áp dụng các hình thức thu phí nhanh chóng,
hiện đại và tương ứng với lợi ích của người sử dụng,
đảm bảo lợi ích của 3 bên (người dân, nhà nước và
NĐT PPP).
Thứ tư,
đa dạng hóa, linh hoạt hơn trong việc
tạo ra các nguồn thu để thanh toán cho NĐT tư
nhân trong các dự án PPP, đồng thời giúp NĐT có
thêm nhiều lựa chọn. Cụ thể, các NĐT dự án giao
thông khi thực hiện dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng)
có thể khai thác các bảng quảng cáo dọc đường,
xây dựng trạm dừng nghỉ hoặc đa dạng hóa hình
thức thanh toán...
Trong thời gian qua, mặc dù đóng góp của hợp
tác PPP vào các dự án phát triển hạ tầng ngày càng
tăng, song tiềm năng của loại hình hợp tác này
vẫn chưa được khai thác hết. Điều này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân, nổi trội là rào cản kỹ thuật
trong quá trình thực hiện dự án PPP. Để phát huy
hết tiềm năng thu hút đầu tư PPP, Nhà nước cần
tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thống nhất các văn bản
pháp luật, quy định liên quan đến loại hình đầu tư
này trên nguyên tắc công khai, minh bạch, hướng tới
mục tiêu đảm bảo lợi ích công bằng, hợp pháp cho
tất cả các bên tham gia.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Dự thảo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP;
2. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức
BOT, BTO và BT;
3. Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu
tư theo hình thức PPP;
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2017), Báo cáo giám sát chuyên đề việc thực
hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao
thông theo hình thức hợp đồng BOT (Báo cáo số 197/BC-UBTVQH14 ngày
23/101/2017);
5. Kiểm toán Nhà nước (2017), Báo cáo về Năng lực tài chính của các nhà đầu
tư BOT và cấp tín dụng dự án BOT;
6. (WEF), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm (Global
Competitiveness Index);
7. Cácwebsite:ppp.mt.gov.vn,vneconomy.vn,baodauthau.vn,kinhtevadubao.
vn, sokhdt.binhduong.gov.vn…
một vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng của
các dự án: Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn NĐT đã bộc lộ nhiều hạn chế
dẫn đến dự án PPP đăng ký nhiều nhưng thực hiện
được rất ít. Việc thiếu vắng quy chế lựa chọn nhà
thầu thống nhất trong quá trình thực hiện dự án
PPP dẫn đến nhiều nhà đầu tư BOT chưa lựa chọn
được nhà thầu đủ năng lực.
Về thực hiện dự án PPP
Về xác định phương án tài chính thiếu chính xác,
nhất là phương án thu phí giao thông được xác định
là một rào cản lớn trong thực hiện dự án PPP. Hiện
trạng này phổ biến tại các dự án BOT. Phương thức
thu phí BOT còn thô sơ, chưa tương ứng với lợi ích
của người dùng. Việc giám sát kỹ thuật trong quá
trình triển khai, khai thác dự án PPP còn nhiều bất
cập. Trên thực tế, nhiều NĐT chưa trung thực trong
khai báo lưu lượng thực tế, gây thất thoát ngân sách
nhà nước và của người dân, đồng thời tạo dư luận
bức xúc cho toàn xã hội. Chưa kể, các dự án sau khi
xây dựng đưa vào vận hành, chất lượng không đảm
bảo, dẫn tới việc không mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội như mong muốn.
Trong quá trình thực hiện các dự án PPP, vai trò
của người dân, đồng thời là người sử dụng trực tiếp
và người chi trả dịch vụ chưa được coi trọng và tham
vấn đầy đủ. Điều này không chỉ hạn chế quyền của
người dân mà còn làm hạn chế chất lượng cung ứng
và quản lý chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp
dự án BOT.
Khuyến nghị về chính sách
Nhằm khắc phục những khó khăn trong thu hút
đầu tư dự án PPP, thời gian tới cần triển khai một
số nội dung sau:
Thứ nhất,
để đang dạng hóa các loại hình đầu
tư PPP và thu hút thêm các NĐT nước ngoài tham
gia các dự án PPP, cần quy định rõ hơn các cơ chế,
chính sách bảo đảm rủi ro cho dự án như: Bảo lãnh
doanh thu tối thiểu hoặc bảo đảm lưu lượng; bảo
đảm ngoại tệ (tỷ giá và lượng ngoại tệ cung ứng sẵn
sàng trong quá trình chuyển đổi)... Điều này tạo sự
yên tâm, đảm bảo cho các NĐT, đặc biệt là các NĐT
nước ngoài. Việc này có thể thực hiện thông qua
tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia như: Hàn
Quốc, Ấn Độ, Philippines với chiến lược tổng thể
về các chính sách hỗ trợ đặc thù cho dự án PPP bên
cạnh các hình thức ưu đãi đầu tư thông thường như:
Ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất...
Thứ hai,
không những phải minh bạch trong lựa
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...125
Powered by FlippingBook