Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 114

112
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
được DN thực hiện nhằm phòng ngừa rủi ro tuân
thủ bao gồm: Thiết kế quy trình, bộ máy vận hành
có sự kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ
phận nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ,
hạn chế sự lạm quyền và sớm phát hiện các sai
phạm có thể xảy ra; Nâng cao ý thức tuân thủ của
nhân viên thông qua việc đào tạo, tuyên truyền
về tuân thủ của các nhân viên, đặc biệt là những
người mới được tuyển dụng; Áp dụng kỷ luật
nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy
định của công ty… Bên cạnh việc xây dựng các
tiêu chuẩn chặt chẽ, rõ ràng, thì cần coi trọng việc
kiểm tra, giám sát nghiêm túc, mới có thể mang
lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực thi các biện
pháp ứng phó, DN cần xây dựng hệ thống báo cáo
thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ
quá trình thực hiện. DN cũng cần đảm bảo mọi
thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm
soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp
quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức
kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách
quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan. Theo
định kỳ, DN cần xem xét lại mức độ phù hợp của
danh sách các rủi ro cùng với biện pháp ứng phó
tương ứng.
Bốn là,
cần xây dựng và ban hành chiến lược,
chính sách rủi ro với những quy trình chuyên
nghiệp theo thông lệ quốc tế. Việc xây dựng các
quy trình cần tham khảo các thông lệ trên thế
giới, đặc biệt chú ý đến các quy chuẩn quản trị
rủi ro thường được áp dụng theo tiểu chuẩn ISO
31000:2009. Chẳng hạn, tính minh bạch và quy
trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro phải được
thực hiện qua yêu cầu văn bản hóa tất cả các hướng
dẫn, báo cáo, nghị quyết liên quan. Nguyên tắc lưu
trữ hồ sơ, tài liệu của quy chế quy định: Tất cả các
hồ sơ, tài liệu, báo cáo, biên bản họp, nghị quyết
của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên
hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty, các báo
cáo về rủi ro, các quyết định của tổng giám đốc và
các tài liệu khác liên quan đến quản trị rủi ro phải
được lưu trữ đầy đủ và sẵn sàng cung cấp khi có
yêu cầu.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Quản trị rủi ro trong các hoạt động của ngành
công nghiệp dầu khí (2016);
2. Trung tâm Năng suất Việt Nam, Quản lý rủi ro – Công cụ quản lý hiệu
quả cho các tổ chức, DN (2016);
3. TS. Nguyễn Anh Đức, Công nghệ và sản phẩm lọc hóa dầu - Góc nhìn từ
Việt Nam, Năng lượng mới (2015);
4. Việt Nam: Điểm đến ngành hóa dầu, Sài Gòn Đầu tư (2014).
đến mục tiêu của DN nếu như DN lường trước
hết được các rủi ro trong quá trình hoạt động. Là
lĩnh vực chịu rất nhiều rủi ro từ bên ngoài và bên
trong DN, đòi hỏi các DN lọc hóa dầu cần ưu tiên
công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu. Trong thời
gian tới, cộng đồng DN Việt Nam nói chung và
DN trong lĩnh vực lọc hóa dầu nói riêng cần chú
trọng một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là,
lãnh đạo DN cũng phải thật sự coi trọng
công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây
dựng văn hóa quản trị rủi ro đến mọi đối tượng
trong DN. Đã đến lúc các nhà quản trị DN Việt
Nam nói chung và DN ngành lọc, hóa dầu nói
riêng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai
trò của hoạt động quản trị rủi ro, cân nhắc thiết
lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi ro trong
DN của mình. Bản thân lãnh đạo DN phải cam
kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại
khái niệm “vùng cấm” trong DN, những khu vực
không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát. Kinh
nghiệm thực tế cho thấy, một khi rủi ro được dự
báo trước, DN hoàn toàn có thể xây dựng và triển
khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả và phát
triển bền vững.
Hai là,
xác định mục tiêu rõ ràng trong công
tác quản trị rủi ro DN. Theo đó, công tác quản trị
rủi ro tại DN lĩnh vực lọc, hóa dầu cần được triển
khai nhằm mục tiêu sau: Có chiến lược nhất quán
với mức độ chấp nhận rủi ro được phổ biến trên
toàn ngành; Tăng cường các quyết định ứng phó
rủi ro và hỗ trợ quy trình ra quyết định; Giảm
thiểu khủng hoảng, bất ngờ và thua lỗ ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Nắm bắt cơ
hội từ các sự kiện có thể xảy ra, biến những cái
bất lợi thành có lợi; Đáp ứng các yêu cầu pháp
lý và các qui định cũng như yêu cầu ngày càng
cao của thị trường đối với các sản phẩm từ lọc
hóa dầu.
Ba là,
xây dựng và vận hành được một hệ thống
quản lý rủi ro được tổ chức tốt, hiệu quả. Việc
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tuân thủ được xem
là công tác quan trọng của DN. Một số biện pháp
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu trên 100 triệu
tấn dầu và các sản phẩm hóa dầu, trong tương
lai, con số này còn lớn hơn nữa. Việc phát triển
các nhà máy hóa lọc dầu sẽ đáp ứng đầy đủ
nhu cầu nhựa đường cho toàn bộ hệ thống
giao thông của Việt Nam và các DN sản xuất
nhựa sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.
1...,104,105,106,107,108,109,110,111,112,113 115,116,117,118,119,120,121,122
Powered by FlippingBook