Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 111

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
109
Thứ hai,
chiến lược phát triển nguồn nhân lực
quản lý không phải chỉ là công việc của công ty
“mẹ” mà cần có sự phối hợp, thực hiện đồng bộ
của các đơn vị thành viên. Cần tạo lập khuôn khổ
pháp lý thống nhất về công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực trong toàn tập đoàn như: Kế
hoạch đào tạo, định mức kinh phí, chế tài quản lý
sau đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo nâng ngạch, bậc.
Việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thống
nhất trong toàn tập đoàn, hệ thống tiêu chuẩn
chức danh trên cơ sở năng lực thực hiện và lập
quy hoạch đào tạo cán bộ cụ thể cho từng đơn vị,
từng chuyên ngành là rất cần thiết để thực hiện
chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn.
Thứ ba,
chú trọng đào tạo mới, bồi dưỡng
thường xuyên nhân lực. Công tác đào tạo mới,
bồi dưỡng thường xuyên nhân lực để đáp ứng
yêu cầu phát triển mới trong từng thời kỳ đóng
vai trò quan trọng trong thành công của DN. Hệ
thống đào tạo ở các tập đoàn kinh tế được chú
trọng đầu tư phát triển với nhiều loại hình, nhiều
bậc đào tạo, từng bước làm chủ được công nghệ
sản xuất, tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài. Công
tác tập huấn, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ
năng sản xuất mới cũng cần được coi trọngvới
nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp
với điều kiện công việc, vừa không bị bó hẹp về
không gian, thời gian, vừa tạo ra hiệu quả thiết
thực, bổ ích.
Thứ tư,
cần kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả
các hình thức đào tạo bồi dưỡng, liên kết trong
đào tạo như: Đào tạo trong công việc, đào tạo tập
trung, đào tạo dài hạn, đào tạo kiến thức kết hợp
với kỹ năng, đào trong nước và ngoài nước. Việc
kết hợp với các trường đại học, các viện nghiên
cứu trong và ngoài nước để có thể đào tạo được
một đội ngũ nhân lực chất lượng không phải là
kinh nghiệm mới nhưng cách thức kết hợp như
thế nào là điều cần học hỏi. Ví dụ như Samsung
đã cử nhân viên đi học ở các trường đại học danh
tiếng trong và ngoài nước. Đây có thể xem là việc
đầu tư theo kiểu “đắt xắt ra miếng”.
Thứ năm,
trong xu thế hội nhập ngày càng
mạnh mẽ yếu tố văn hóa được xem là sức mạnh
“mềm” của một quốc gia, một tổ chức. Vì vậy,
cần coi trọng yếu tố văn hóa bao gồm văn hóa của
quốc gia và văn hóa của DN trong đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Đây là cũng là điểm nổi bật
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc mà các DN
Việt Nam cần học hỏi.
điểm của TEPCO ngay từ khi mới ra đời là: “Nhân
lực - chìa khoá của mọi sự thành công”. Phát triển
nhân lực được thực hiện hệ thống, tổ chức chặt
chẽ từ công ty tới các phòng, ban, đơn vị ở cả tất
cả các nội dung gồm 4 bước, gọi tắt là PDCA, gồm:
“Plan - Do - Check - Action”. Theo đó, thực hiện
phát triển nhân lực giống như một “chu trình”,
gồm: Phân tích nhân lực, hoạch định để đánh giá
nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng, thực
hiện và kiểm tra đánh giá.
Phát triển nguồn nhân lực quản lý
tại doanh nghiệp
Từ việc nghiên cứu các mô hình đào tạo phát
triển nguồn nhân lực và nhân lực quản lý của
các tập đoàn lớn trên thế giới có thể thấy, các tập
đoàn này luôn quan tâm đầu tư cho chiến lược
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
quản lý và coi việc phát triển nguồn nhân lực là
yếu tố quan trọng nhất để có thể phát triển trong
nền kinh tế mang tính toàn cầu và cạnh tranh cao.
Qua kinh nghiệm của các tập đoàn này, xin
đưa ra một số gợi ý như sau:
Thứ nhất,
xây dựng chiến lược phát triển nhân
lực, trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ
nhân lực có chất lượng cao, những chuyên gia đầu
ngành. Các tập đoàn đều xác định tập trung phát
huy sức mạnh nội lực, trong đó, nhân tố con người
được coi là nguồn vốn đặc biệt, là chìa khoá cho
sự phát triển. Vì vậy, đầu tư cho người lao động
là trung tâm trong chiến lược tổng thể phát triển
nhân lực. Bên cạnh đó, việc hợp tác, liên kết đào
tạo, bồi dưỡng để phát triển toàn diện nhân lực,
ưu tiên vào phát triển đội ngũ nhân lực có chất
lượng cao, được trang bị những kỹ năng vượt trội,
phù hợp với đòi hỏi của sản xuất kinh doanh hiện
đại được chú trọng. Các tập đoàn cần xây dựng và
tiến hành triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược
tổng thể phát triển nhân lực, trong đó ưu tiên đội
ngũ nhân lực có trình độ cao. Mặt khác, cần xác
định mục tiêu, lộ trình, nội dung, yêu cầu phát
triển; gắn quy hoạch chiến lược phát triển nhân
lực của tập đoàn với chiến lược phát triển nhân
lực quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, trên quy
mô quốc gia cũng như doanh nghiệp, điều
quan trọng bậc nhất là chiến lược phát triển
nhân lực, thu hút và phát huy tối đa nguồn lực
con người.
1...,101,102,103,104,105,106,107,108,109,110 112,113,114,115,116,117,118,119,120,121,...122
Powered by FlippingBook