106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
đội ngũ cán bộ dân tộc miền Tây Nghệ An nói riêng
còn ít. Tuy số lượng trường học các cấp được tăng lên
đáng kể song chất lượng dạy và học còn kém, cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn. Số năm
đi học trung bình của đồng bào dân tộc thiểu số là 2,9
năm/người.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An
đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho
sản xuất như đất, vốn, lao động có kỹ thuật... Thực tế,
đồng bào đã được bố trí đất sản xuất nhưng do thiếu
các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nên đất sản xuất
không được sử dụng có hiệu quả, canh tác vẫn là phát
nương làm rẫy; cây trồng, vật nuôi chưa được đa dạng
hóa... nên giá trị sản phẩm còn rất thấp. Việc hỗ trợ về
kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu như chưa phát triển,
đa số đồng bào chưa có đủ điều kiện và khả năng để tự
vượt lên bằng nội lực của chính mình.
- Dân số các huyện miền Tây NghệAn chỉ chiếm 1/3
dân số của Tỉnh, tuy nhiên số hộ nghèo đói ở đây lại
chiếm số lượng lớn. Nếu như khu vực thành thị theo
chuẩn mới, tỷ lệ này chỉ là 8,05% và ở đồng bằng là
17,65% thì ở khu vực miền Tây tỷ lệ này lên tới 27,46%,
cao hơn mức chung của toàn Tỉnh (19,75%) và cao hơn
tất cả các khu vực khác trong Tỉnh.
- Việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đồng bào
dân tộc thiểu số ởmiền Tây NghệAn thường đông con,
đa phần có từ 5 đến 6 con. Tỷ lệ đói nghèo còn cao hơn
so với bình quân cả nước. Thu nhập bình quân đầu
người ở vùng dân tộc miền Tây Nghệ An chỉ bằng 50%
so với mức trung bình toàn quốc; trong đó, thu nhập
bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số là
dưới 200 ngàn đồng/người/tháng.
Ngoài ra, đặc điểm địa lý tự nhiên, địa hình hiểm
trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt; dân cư phân
M
iền Tây Nghệ An gồm 11 đơn vị hành
chính cấp xã, huyện của tỉnh Nghệ An: 1
thị xã và 10 huyện, có diện tích 13.745,1730
km2, chiếm 83,31% trong tổng số 16.498,5322 km2
diện tích tự nhiên toàn Tỉnh. Dân số vùng miền Tây
Nghệ An có hơn 1,1 triệu người, chiếm 37% dân số
cả tỉnh, trong đó dân số dân tộc thiểu số có 436.452
người, chiếm 29% dân số miền núi và 14% dân số
toàn tỉnh, gồm 5 dân tộc chính: Thái, Thổ, Mông, Khơ
Mú, Ơ Đu. Khu vực này có địa hình phức tạp, hiểm
trở, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng lại có vị trí chiến
lược trọng yếu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
an ninh biên giới quốc gia. Khu vực miền Tây Nghệ
An cũng là nơi có chỉ số phát triển con người (HDI)
thấp nhất cả Tỉnh. Vì vậy, đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các huyện
miền Tây Nghệ An là góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng,
pháp luật Nhà nước đến từng người dân, là cơ sở bảo
vệ an ninh biên giới quốc gia.
Những tồn tại và bất cập
Xác định được vai trò quyết định của con người, tỉnh
Nghệ An đã chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc
biệt là cán bộ dân tộc thiểu số. Ngày 11/7/2006, Tỉnh ủy
Nghệ An đã ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
dân tộc thiểu số... tuy nhiên, do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, công tác đào tạo, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu
số ở các huyện miền Tây Nghệ An còn nhiều hạn chế,
bất cập, thực trạng đó được phản ánh:
- Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp,
các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan
trọng trong việc dạy nghề nói chung và dạy nghề cho
GIẢI PHÁPNÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNGUỒNNHÂN LỰC
TẠI KHUVỰCMIỀNTÂY NGHỆ AN
ThS. NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG
Khu vực miền Tây Nghệ An là nơi có chỉ số phát triển con người (HDI) thấp nhất cả Tỉnh. Vì
vậy, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các huyệnmiền Tây
Nghệ An là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
Đảng, pháp luật Nhà nước đến từng người dân, là cơ sở bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.