Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 104

102
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
trường đến từ phía các nhà cung cấp cho dự án BOT.
Nếu dự án BOT không được cung cấp đủ nguyên
liệu thô hoặc giá của các nguyên liệu thô tăng thì khả
năng dự án đạt được mức sản lượng đầu ra đã cam
kết và trách nhiệm trả nợ vay sẽ trở nên khó khăn.
- Các rủi ro về quản lý: Các rủi ro này liên quan
đến chất lượng quản lý ở tất cả các giai đoạn, bao
gồm số lượng và trình độ của các nhà quản lý, mô
hình quản lý dự án.
Thứ ba,
các rủi ro bất khả kháng: Các rủi ro phát
sinh từ những sự kiện bất thường vượt ra khỏi sự
kiểm soát của các bên trong dự án BOT, cản trở việc
thi hành các nghĩa vụ của các bên. Các sự kiện bất
thường có thể kể đến như chiến tranh, bạo loạn,
khủng bố, những thay đổi pháp luật về kiểm soát
hối đoái, nhất là trường hợp đổi tiền. Các sự kiện
bất thường này nếu kéo dài trong một thời gian dài
có thể dẫn đến việc chấm dứt dự án. Các rủi ro bất
khả kháng có thể được phân bổ cho các nhà cung
cấp, người mua bao tiêu sản phẩm của dự án, Chính
phủ nước chủ nhà hoặc các nhà bảo hiểm.
Như vậy, DN BOT là đối tượng phải gánh chịu
rủi ro đối với những công trình dạng “chìa khóa
trao tay”. Còn đối với những phần công việc không
thể thực hiện được theo phương thức “chìa khóa
trao tay”, vì khó có thể lường trước và cũng khó có
thể khắc phục mọi rủi ro nên người ta sẽ tìm mọi
cách để tính vào cơ cấu giá thành sản phẩm hoặc
kéo dài thời hạn kinh doanh công trình, theo những
cơ chế phức tạp rất khó mổ xẻ và phân tích.
Các chủ thầu xây dựng công trình, thông
thường là các chi nhánh của các tập đoàn công
nghiệp lớn có thể cung cấp kết quả thẩm định cần
thiết để thực hiện và kinh doanh công trình, sẽ là
người phải cam kết chịu trách nhiệm rủi ro, bằng
vốn tự có để đầu tư vào dự án và cũng là những
người đầu tiên chịu thiệt thòi trong trường hợp
dự án gặp khó khăn.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về việc
đầu tư theo hình thức hợp tác công tư;
2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2003), Một số vấn đề về đầu tư theo hình thức xây
dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 3/2003;
3. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Những vấn đề đặt ra trong thu hút đầu tư vào
ngành Điện, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22;
4. Esty, Benjamin C, and Aldo Sesia (2010), An overview of project finance &
Infrastructure – 2009 Update, Harvard Bunissess School, Case No 210 -061.
5. John D. Finnerty (2007) – Project financing – Asset- Based Financial
engineering - Willy Finance;
6. Scott L. Hoffman (2008) – The Law and Business of International Project
Finance – the 3nd edition, NXB Cambridge University Press.
dựng vượt mức dự tính, hoàn thành công trình quá
muộn so với lịch trình và công việc xây dựng không
hoàn thành. Đối với hai rủi ro đầu, tuy chi phí và
thời gian xây dựng có vượt mức đã định tuy nhiên
còn có khả năng được bù đắp một phần từ nguồn thu
của dự án, nhưng riêng rủi ro công trình xây dựng
không hoàn thành thì phần vốn đầu tư vào phần dự
án kết cấu hạ tầng đã hoàn thành có thể không thu
hồi được.
Trên thực tế, hầu hết các dự án nguồn điện trong
Quy hoạch điện 6 đều bị chậm tiến độ nhưHải Phòng
1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh
1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân
2, Duyên Hải 1… thậm chí đến nay có những dự án
chưa triển khai, chậm tiến độ từ 2 - 3 năm. Nguyên
nhân chủ yếu là do năng lực nhà thầu yếu, thiếu
kinh nghiệm và không thu xếp được tài chính, thiếu
công nghệ và thiết bị không đồng bộ.
- Nhóm rủi ro trong quá trình vận hành dự án.
Các rủi ro này có thể chia thành các nhóm sau:
(i) Các rủi ro về kết cấu hạ tầng đi kèm: Là các
công trình phục vụ cho dự án, những công trình
này không thuộc dự án nhưng lại là những yếu tố
thiết yếu để xây dựng và vận hành thành công dự
án, các công trình này có thể là đường tới khu vực
dự án, đường đây điện, nước… mà trách nhiệm
xây dựng các công trình này thường thuộc bên
thứ ba chứ không phải bản thân nhà tài trợ dự án;
(ii) Các rủi ro về kỹ thuật (rủi ro về trình độ
công nghệ) thường bắt nguồn từ các lỗi thiết kế
dự án và những lỗi tiềm tàng trong các thiết bị
của dự án. Những rủi ro này làm giảm chất lượng
hoạt động cũng như đầu ra của dự án, khiến dự
án không thể đạt được những mục tiêu nhất định
do Chính phủ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
hoặc người mua đặt ra. Nguy cơ rủi ro này càng
cao trong các dự án BOT có công nghệ cao và phức
tạp. Phần rủi ro không ai gánh chịu sẽ thuộc về dự
án, có nghĩa là công ty dự án;
(iii) Các rủi ro về nhu cầu: Liên quan đến biến
động của thị trường về giá hay sản lượng sẽ là
một trong những rủi ro mà dự án phải gánh chịu;
(iv) Các rủi ro về cung ứng: Đây là rủi ro của thị
Thời gian thực hiện dự án kéo dài nên các rủi ro
liên quan đến các nhà đầu tư của dự án thường
do các quy định pháp lý về phương thức BOT
có thể thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
Các rủi ro này có thể ảnh hưởng đến tính khả
thi lâu dài của dự án nếu các nhà đầu tư không
được bồi thường cho những rủi ro này.
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110,111,112,113,114,...122
Powered by FlippingBook